Tố cáo hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng? Tư vấn cách xử lý khi chồng đi ngoại tình và đòi ly hôn? Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử lý thế nào? Khởi kiện cha vì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng?
Hiện nay, có rất nhiều cặp đôi chung sống với nhau hoặc có làm tổ chức hôn lễ nhưng không tổ chức hôn lễ thì không được nhà nước công nhận. Mặc dù các bên có thể được gia đình đôi bên đồng ý hoặc có yêu thương chăm sóc, giúp đỡ nhau hoặc cùng chung ý chí xây dựng gia đình chung nhưng chỉ được xác định hôn nhân thực tế, tức là nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng.
Việc chung sống mà không đăng kí rất dễ dẫn tới việc các bên bị lừa dối ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên hoặc rơi vào vòng lao lý do vi phạm chế độ một vợ một chồng. Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hôn nhân và gia đình khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Để xem xét có vi phạm trong thời gian hôn nhân thì cá nhân phải xem xét hôn nhân được nhà nước công nhận hợp pháp khi nam và nữ đáp ứng các điều kiện sau:
+ Nam và Nữ phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi kết hôn: Nam phải từ hai mươi năm trở lên, nữ phải từ mười tám tuổi trở lên
+ Các bên đăng kí kết hôn trên tinh thần tự nguyện, có sự đồng ý cả người nam và người nữ.
+ Các bên không nằm trong trường hợp cấm đăng kí kết hôn như: các bên không đầy đủ về năng lực hành vi pháp luật hoặc kết hôn có yếu tố giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; không kết hôn đối tượng hiện nay đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân được nhà nước công nhận: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Có làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: giữa công dân Việt Nam kết hôn tới ủy ba nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; kết hôn có yếu tố nước ngoài tới ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc sở tư pháp.
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho cặp vợ chồng đã đáp ứng đủ điều kiện trên. Các bên có nhận giấy chứng nhận đăng kí kết hôn sau khi được cơ quan nhà nước cấp.
Lưu ý: Có một số trường hợp được tồn tại hai mối quan hệ hôn nhân vẫn được cơ quan nhà nước chấp thuận, do yếu tố của lịch sử và hoàn cảnh chiến tranh nên các trường hợp sau vẫn được công nhận là vơ chống hợp pháp:
+ Đối với trường hợp mà chung sống với nhau hoặc có tổ chức hôn lễ trước ngày 13/01/1960 thì việc một cá nhân có nhiều vợ hoặc nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và được coi là hợp pháp.
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là một trong các bên hoặc cả hai đều đang có vi phạm chế độ hôn nhân khi có hành vi sau: Người đang có vợ, có chồng mà đăng kí kết hôn hoặc chung sống coi nhau như vợ chồng với đối tượng khác giới khác. Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng là hành vi vi phạm điều cấm pháp luật nên đối tượng vi phạm xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng thì xử phạt bằng tiền từ một triệu đồng đến ba triệu đồng. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Ngoài ra, hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
Chủ thể phạm tội từ mười sáu tuổi trở lên.
Hành vi khách quan.
Quá trình hôn nhân được tính từ thời điểm đăng kí kết hôn được cơ quan nhà nước công nhận hợp pháp tới ly hôn( Bản án/ Quyết định ly hôn). Trong quá trình hôn nhân mà một trong các bên trong hôn nhân nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác giới hoặc cá nhân chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác giới mà mình biết rõ là họ đang hôn nhân hợp pháp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Từ hành vi vi phạm dẫn đến cho mối quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn theo quyết định/ Bản án của Quý tòa có hiệu lực trước pháp luật;
+ Hành vi vi phạm này đã bị cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính nhưng nay còn tiếp tục tái diễn/ vi phạm.
+ Hành vi vi phạm dẫn hậu quả làm cho vợ, chồng hoặc các con của một trong hai có hành vi tự tử;
+ Hành vi vi phạm đã được đưa ra xét xử và có quyết định của Quý Tòa tuyên: Không có mối quan hệ vợ chồng mà chỉ nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng hoặc hủy giấy chứng nhận đăng kí kết hôn hoặc yêu cầu các bên phải chấm dứt quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật này.
Hậu quả hành vi vi phạm:
Hậu quả của hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng là gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho cá nhân cho những người trong và ngoài cuộc như: vợ, chồng, nam nữ sống chung, các con.
Định khu hình phạt khi có hành vi vi phạm đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Đối hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng có hành vi, gây hậu quả làm cho các bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử lý vi phạm nay tiếp tục vi phạm thì người có hành vi vi phạm có thể bị Tòa án áp ba khung hình phạt sau: bị phạt cảnh cáo hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ (tức là người phạm tội có thể chấp hành án ngoài trại giam và được giao cho chính quyền địa phương trực tiếp nơi cư trú quản lý, giáo dục) trong khoảng tới một năm hoặc hình phạt tù trong khoảng thời gian từ ba tháng đến một năm.
+ Đối với hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng có hành vi, gây hậu quả làm cho vợ hoặc chồng hoặc con tử tử hoặc đã bị cơ quan nhà nước hủy mối quan hệ nhưng vẫn duy trì mối quan hệ đó thì bị phạt tù trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến ba năm, tức là trong khung hình phạt thì thấp nhất bạn phạt tù sáu tháng, cao nhất sẽ là ba năm.
Bên cạnh đó, để Cơ quan xem xét xử lý phải xem xét các tính tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng Điều 51 và Điều 52 Luật Hình sự 2015.
Với các khung hình phạt của tội phạm vi phạm chế độ một vợ một chồng thuộc tội phạm ít nghiệm trọng do mức án của tội này dưới ba năm. Người vi phạm có thể xin hưởng án treo nếu đáp ứng đủ các yếu tố sau:
+ Dựa vào khung hình phạt được Tòa án tuyên mức án dưới ba năm tù
+ Chứng minh được các tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng
+ Người phạm tội có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, có nơi làm việc
Mục lục bài viết
- 1 1. Tố cáo hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng
- 2 2. Tư vấn cách xử lý khi chồng đi ngoại tình và đòi ly hôn
- 3 3. Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử lý thế nào?
- 4 4. Khởi kiện cha vì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
- 5 5. Vi phạm chế độ một vợ một chồng bị xử lý như thế nào?
1. Tố cáo hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, gia đình tôi đang có một vấn đề cần được tư vấn như sau: Năm nay tôi 52 tuổi, tôi có chung sống với chồng tôi từ năm 1986 đến nay, chưa đăng ký kết hôn. Chồng tôi kém tôi 4 tuổi. Nay chồng tôi có quan hệ bất chính với cô gái khác, khi tôi tố cáo thì họ nói rằng tôi và chồng tôi không có đăng ký kết hôn nên không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, tôi xem các quy định thì không rõ ràng, tôi muốn luật sư có thể giúp đỡ tôi để tôi có thể tố cáo hành vi vi phạm này trên cơ sở quy định của pháp luật, luật sư cũng tư vấn giúp tôi về mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm này?
Luật sư tư vấn:
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Hành vi chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Nếu như đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng là một trong những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm, nếu mức độ nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 67/2015/NĐ-CP. Bạn xác lập quan hệ hôn nhân từ năm 1986 nhưng chưa đăngt ký kết hôn. Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực áp dụng từ 01/03/2016.
““Người đang có vợ hoặc có chồng”quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của
Nếu như xét theo căn cứ nêu trên thì chồng bạn được xác định là người đang có vợ, được pháp luật thừa nhận. Hành vi có quan hệ bất chính với cô gái khác sẽ là hành vi vi phạm. Căn cứ Điều 147 Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Luật sư
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
Mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm có thể đến 3 năm tù giam.
2. Tư vấn cách xử lý khi chồng đi ngoại tình và đòi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho hỏi: Tôi có bằng chứng ngoại tình của chồng tôi bằng những tin nhắn, chồng tôi đòi li dị tôi không chịu ký đơn. Vậy tôi có thể kiện chồng tôi ngoại tình được không, vì giờ anh đã bỏ mẹ con tôi ra ngoài sống, lúc đầu anh còn đưa tiền tiếp tôi nuôi con nhưng giờ anh bảo tôi không ký đơn thì không đưa tiền nữa. Xin tư vấn giúp tôi phải làm sao? Cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 147 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
– Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Khái niệm “chung sống như vợ chồng” đã được giải thích cụ thể tại mục 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 như sau:
“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”.
Đối với trường hợp người có hành vi ngoại tình nhưng hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định của Điều 147 “Bộ luật hình sự năm 2015” thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu như bạn có đủ bằng chứng được việc chồng bạn ngoại tình như: Cùng sinh hoạt chung với cô gái mà chồng bạn ngoại tình như một gia đình; chứng minh bằng việc chồng bạn và cô gái đó có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng thì bạn có thể làm đơn tố cáo tới Cơ quan Công an để Công an tiến hành điều tra, giải quyết giúp bạn.
Tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Căn cứ vào quy định này thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Vậy, trong trường hợp của chị, chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và bạn cùng cơ quan, cùng là Đảng viên, công chức, phát sinh tình cảm nam nữ và đã lén lút gặp gỡ quan hệ với nhau, đã quay video khi quan hệ tình dục và vợ của bạn tôi đã xem được video rồi tố cáo hành vì ngoại tình của tôi với Đảng ủy, huyện ủy. Tôi phải chịu hình thức kỷ luật như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 17 Hướng dẫn 03-HD/2012/UBKTTW quy định như sau:
“Điều 17. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.
Đảng viên không được:
…
7- Có hành vi bạo lực trong gia đình gây xâm hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế: ngược đãi, hành hạ, đánh đập, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, ngăn cản thực hiện nghĩa vụ hoặc cưỡng ép, chiếm đoạt, tạo tình trạng phụ thuộc đối với ông, bà, bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình (kể cả vợ, chồng và các thành viên khác của gia đình đã ly hôn). Có hành vi xúi giục, gây bạo lực, cản trở việc ngăn chặn bạo lực gia đình hoặc bao che không xử lý hành vi bạo lực gia đình.
8- Chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác.
… “
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – TANDTC – Viện KSNDTC ban hành, thì hành vi “chung sống như vợ chồng”: Là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Nếu bạn và người đồng nghiệp có hành vi chung sống với nhau như vợ chồng như trên thì đây là hành vi cấm của Đảng viên.
Khoản 3 Điều 23 Quy định 181/2013/QĐ-TW quy định vi phạm về hôn nhân và gia đình như sau:
“3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoăc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
b) Ép buộc con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bị kỷ luật hình thức là khai trừ khỏi Đảng.
Đồng thời sẽ bị xử phạt hành chính hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
… “.
Nếu việc chung sống như vợ chồng của bạn gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
4. Khởi kiện cha vì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Con năm nay 19 tuối con muốn hỏi một việc: Cha và mẹ con không ở với nhau đã 8 năm rồi và mẹ con muốn ly hôn nhưng ba con không đồng ý và ba con đã không làm tròn trách nhiệm của người ba bỏ con và em con đi theo người phụ nữ khác và đã tự ý chung sống và có con bên ngoài mà còn đăng kí kết hôn mà chưa ly hôn mẹ con. Vậy con muốn hỏi ba và người phụ nữ đó đã vi phạm điều gì trong luật hôn nhân Con mong luật sư cho con biết ạ.Con rất cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì hiện nay, bố của bạn bỏ rơi bạn và đang chung sống như vợ chồng với một người khác trong khi vẫn đang trong mối quan hệ hôn nhân với mẹ bạn. Trong trường hợp này, bố của bạn đã có hành vi vi phạm điều cấm được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
…c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5
- Về việc bị xử phạt hành chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ- CP của Chính phủ và được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ- CP thì đối với các hành vi của người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Do vậy, trong trường hợp của bố bạn, nếu có căn cứ cho thấy bố bạn hiện đang chung sống như vợ chồng với người khác mặc dù vẫn đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân với mẹ bạn thì trong trường hợp này, bố bạn và người phụ nữ kia đều có thể bị xử phạt hành chính về hành vi này với mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Và để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mẹ bạn, bạn hoặc mẹ bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của bố bạn và người phụ nữ kia lên cơ quan công an xã phường, hoặc phản ánh lên chính quyền địa phương nơi bố bạn hoặc người phụ nữ kia cư trú để yêu cầu về việc chấm dứt hành vi vi phạm, và buộc họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.
- Về trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, bố bạn và người phụ nữ kia còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1.Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi được trích dẫn ở trên thì khi bạn có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ cho thấy bố bạn đang chung sống như vợ chồng với người khác, mặc dù về mặt pháp lý, bố bạn vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân với mẹ bạn; và hành vi này đã làm cho quan hệ hôn nhân giữa bố mẹ bạn bị rạn nứt, dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng vẫn tái phạm thì bố bạn và người phụ nữ kia đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà mức hình phạt thấp nhất là bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an quận, huyện nơi bố bạn hoặc người phụ nữ kia cư trú, kèm theo các chứng cứ chứng minh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mẹ bạn và bạn hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bố bạn và người phụ nữ kia chấm dứt hành vi vi phạm của họ.
5. Vi phạm chế độ một vợ một chồng bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi kết hôn hợp pháp năm 2010. Chồng tôi ngoại tình với 1 phụ nữ khác. Hai vợ chồng tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn. Người phụ nữ này biết rõ chồng tôi đã có gia đình và chưa ly hôn vợ nhưng vẫn thường xuyên qua lại quan hệ tình cảm. Tôi có bằng chứng người này biết rõ 2 vợ chồng tôi còn chung sống và chưa ly hôn.
Tôi có bằng chứng chồng tôi qua nhà cô ta sinh hoạt như 1 gia đình bình thường là ăn cơm và ở tại đó, mặc dù không ngủ lại qua đêm. Và hàng xóm xung quanh nhà cô ta khẳng định họ tưởng 2 người đó là vợ chồng. Tôi hỏi theo luật tôi có thể kiện cô ta tội ngoại tình làm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là 2 vợ chồng tôi ly hôn được không? Tôi cần chuẩn bị thủ tục gì? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Ngoại tình là mối quan hệ bất hợp pháp xảy ra khi một trong hai bên đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. Bạn muốn khởi kiện người ngoại tình với chồng bạn thì bạn cần có chứng cứ chứng minh về việc ngoại tình đó. Chứng cứ ngoại tình có thể được biểu hiện như sau:
Tư vấn các quy định của pháp luật về hôn nhân thực tế, công nhận hôn nhân thực tế: 1900.6568
+ Chứng cứ ngoại tình là hình ảnh, tin nhắn, băng ghi âm, ghi hình…thể hiện sự thân mật, vượt quá giới hạn của người có hành vi ngoại tình;
+ Theo Bộ luật dân sự 2015, ngoại tình còn được thể hiện thông qua việc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đã có vợ/chồng. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung…
Trên thực tế, việc thu thập chứng cứ ngoại tình thường khó khăn, do bản chất ngoại tình là sự vụng trộm, lén lút, không công khai và do tình nghĩa vợ chồng mà một trong hai bên không muốn công bố những chứng cứ đó.
Tùy thuộc theo mức độ nghiêm trọng khi bạn khởi kiện người ngoại tình với chồng bạn ra tòa thì người này có thể chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 48
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
…”
Ngoài ra, nếu việc ngoại tình dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hai vợ chồng bạn ly hôn thì người ngoại tình với chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó
Bạn lưu ý thêm, nếu bạn lựa chọn khởi kiện theo thủ tục hành chính thì chồng bạn có thể không bị ảnh hưởng gì do không có yêu cầu. Nếu lựa chọn kiện hình sự thì chồng bạn có thể bị ảnh hưởng vì ngoài việc ra quyết định khởi tố bị đơn, bị cáo theo đơn kiện thì còn có quyết định khởi tố vụ việc hình sự, chưa kể cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố chồng bạn nếu thấy hành vi của chồng bạn là nghiêm trọng, nguy hiểm.