Luật sư tư vấn tố cáo người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, qua quen biết người chiếm đoạt cho tôi xem giấy nhận tiền quy hoạch đất của cơ quan nhà nước, vay mượn tôi để đóng thuế nhà nước theo văn bản nhà nước yêu cầu. Nếu không đóng sẽ không được nhận tiền và nhận được tiền mới thanh toán lại cho tôi. Nhưng tôi phát hiện được những giấy tờ đó là giả và người đó không có khả năng trả với hành vi đó, người đó thực hiện với nhiều người, tổng số tiền 13 triệu 428 ngàn và 1 cái điện thoại sony xperia tôi mới mua đựợc 2 tháng. Theo thời giá thị trường là 6 triệu 190 ngàn. Nay chồng người đó đứng ra viết giấy bảo lãnh, trả gần được một nửa nhưng giờ lại không đúng hẹn và thấy người đó có hành vi dự định tiếp cận và lừa gạt người khác. Tôi muốn làm đơn kiện có được không và thủ tục thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 174
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
* Chủ thể:
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 174
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
* Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
– Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)
Ngoại lệ:Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội
* Mặt chủ quan của tội phạm
– Lỗi cố ý
– Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình).
Như vậy, nếu bạn thấy người này có các hành vi như trên thì bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi tới Cơ quan công an nơi người này cư trú để tố cáo hành vi này tới cơ quan có thẩm quyền. Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ khởi tố vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Tố cáo công ty lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Vào ngày 18/07/2020, tôi có ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty A về việc ký quỹ (đặt cọc) 10 triệu đồng mua thẻ cào. Đã hơn 01 tháng nay trụ sở công ty trên đóng cửa, các điện thoại liên lạc đều bị cắt không liên lạc được, tôi biết rằng tôi đã bị lừa tiền. Xin hỏi quý luật sư, tôi phải làm đơn tố cáo công ty này gửi cho cơ quan nào? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo những dự kiện bạn trình bày, bạn có ký hợp đồng kinh tế với một công ty nhưng hơn 01 tháng nay trụ sở công ty trên đóng cửa, các điện thoại liên lạc đều bị cắt không liên lạc được. Trước tiên, cần làm rõ xem việc công ty trên đóng cửa, liên lạc có phải do từ công ty đang thay đổi trụ sở chính hay thay số điện thoại không? Để kiểm tra việc này bạn có thể lên trang thông tin tìm kiếm doanh nghiệp của Bộ kế hoạch đầu tư để xác định rõ hơn tình trạng doanh nghiệp.
Nếu xác định chắc chắn đây là công ty lừa đảo thì bạn có thể tố cáo hành vi của công ty đó. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Nếu đây là một vụ án hình sự thì bạn sẽ làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an nơi công ty đặt trụ sở hoặc nơi ký kết hợp đồng kinh tế để có thể được xem xét giải quyết. Theo quy định của
Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
…
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
…”
Theo quy định trên thì có rất nhiều cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác về tội phạm, tuy nhiên để tin tố giác được giải quyết nhanh chóng thì bạn nên nộp đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm luôn. Trong trường hợp của bạn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin tố giác tội phạm là cơ quan công n cấp huyện nơi công ty kia có trụ sở hoạt động.
2. Thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi: Anh rể tôi ở Nghệ An có quen biết một người cháu họ của tôi ở Sài Gòn tên Hào. Người này lúc đó là giám đốc công ty Văn hóa giáo dục sài gòn có cơ quan tại phường 10 quận phú nhuận, ông Hào nói quen biết bên sân bay nên đưa người đi lao động tại Úc bằng con đường ngoại giao, yêu cầu hồ sơ đầy đủ, đặt cọc trước là 6.500 USD và làm hợp đồng ghi trong thời gian 3 tháng sẽ đưa người đi lao động. Tuy nhiên tính từ thời điểm ký hợp đồng tới nay gần 1 năm mà không đi được. Chúng tôi hỏi tiền thì ông Hào hứa lần này lần khác. Thấy không có cơ sở nên chúng tôi đòi lại tiền nhưng không được, ông Hào nói sẽ trả nhưng thời gian không cụ thể và cứ hứa và không đúng hẹn. Nay chúng tôi muốn làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo nhưng khi làm đơn thì công ty không còn hoạt động ở chỗ cũ nữa. Hiện nay ông Hào làm việc tại một đơn vị khác và công ty cũ đã rời địa chỉ. Khi chúng tôi làm đơn tại địa chỉ thì công an nói bây giờ công ty không hoạt động tại địa bàn nên làm hồ sơ tại công an nơi ông Hào đang làm việc. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn đã nộp hồ sơ và đặt cọc cho ông Hào 6500 USD để ông Hào đưa người qua nước ngoài lao động. Ông Hào và gia đình bạn có làm hợp đồng đặt cọc trong đó thỏa thuận trong thời hạn 3 tháng từ ngày đặt cọc sẽ đưa người ra nước ngoài. Tuy nhiên đến thời điểm này đã gần 1 năm mà ông Hào vẫn chưa đưa người ra nước ngoài và gia đình bạn đã nhiều lần liên lạc yêu cầu ông Hào trả lại tiền nhưng không trả. Tùy từng trường hợp, ông Hào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
– Nếu ngay từ khi gặp gia đình bạn và ký hợp đồng đặt cọc ông Hào không có khả năng đưa người ra nước ngoài lao động mà những thông tin ông Hào cung cấp hoàn toàn không có thật và mục đích của ông Hào là chiếm đoạt số tiền 6500 USD thì ông Hào bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
…
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;“
– Nếu sao khi giao kết hợp đồng đặt cọc ông Hào mới có ý định chiếm đoạt số tiền đặt cọc 6500 USD thì ông Hào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
…
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;”
Vì vậy trong trường hợp này gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo ông Hào về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tới cơ quan công an cấp huyện nơi có hành vi phạm tội xảy ra hoặc nơi ông Hào đang làm việc để được giải quyết.
Về thủ tục tố cáo, gia đình bạn cần chuẩn bị:
– Đơn tố cáo
– Tài liệu, giấy tờ chứng minh ông Hào có hành vi vi phạm (hợp đồng đặt cọc,…)
3. Tư vấn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có mua lại xe ô tô. Tôi đã giao tiền mua xe. Chủ xe đưa giấy tờ mua bán đi chứng thực chữ ký do Chủ tịch UBND xã đóng dấu. Sau một thời gian, tôi sang tên chính chủ của mình, chủ xe khởi kiện tội giả mạo giấy tờ, đòi đổi lại xe vì chữ ký này không phải của chủ xe mà đây là chữ ký của vợ người này và do xã chứng thực. Tôi không làm sai luật, tôi có thể kiện chủ xe với hành vi lừa đảo hay không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với việc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã như sau:
”a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Như vậy, trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng mua bán của bạn.
Thứ hai, đối với việc người vợ ký vào hợp đồng mua bán xe ô tô với bạn:
Bạn không cung cấp rõ thông tin chiếc xe ô tô bạn mua là tài sản riêng của người chồng hay là tài sản chung của hai vợ chồng. Do đó, sẽ có 02 trường hợp như sau:
– Chiếc xe ô tô là tài sản chung của hai vợ chồng:
Theo quy định, tài sản chung vợ chồng là tài sản chung hợp nhất. Việc định đoạt sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng đó hoặc theo quy định của pháp luật. Do đó, khi người vợ bán xe, phải có sự đồng ý của người chồng.
– Chiếc xe ô tô là tài sản riêng của người chồng hoặc của người vợ thì việc định đoạt tài sản này sẽ do chồng hoặc vợ quyết định.
Như vậy, trong trường hợp này, người vợ ký tên vào hợp đồng mua bán chỉ hợp pháp khi đây là tài sản chung của hai vợ chồng và giữa hai vợ chồng có sự thỏa thuận đồng ý về việc bán xe tô tô hoặc đây là tài sản riêng của người vợ.
Trường hợp chiếc xe ô tô là tài sản riêng của người chồng hoặc đây là tài sản chung của vợ chồng khi mua bán không có thỏa thuận của hai vợ chồng thì hợp đồng mua bán xe được giao kết giữa bạn và người vợ là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định pháp luật dân sự.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 131
”1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn sẽ trả lại xe, bên bán trả lại tiền, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Thứ ba, đối với việc tố cáo hành vi lừa đảo:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
”1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
– Chủ thể:
+ Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.
– Mặt khách quan của tội phạm
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
+ Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)
Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội
– Mặt chủ quan của tội phạm.
+ Lỗi cố ý.
+ Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình).
Như vậy, nếu có căn cứ chứng minh người vợ biết rõ không có quyền bán, tuy nhiên người vợ vẫn cố tình bán cho bạn để chiếm đoạt số tiền thì người vợ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản như trên.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi người bán xe cho bạn đang cư trú để yêu cầu điểu tra, xác minh làm rõ sự việc.
4. Tố cáo hành vi mở lớp học rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Em bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản muốn nhờ tư vấn như sau. Có 1 admin của nhóm android trên fb có uy tín mở lớp kiếm tiền mmo trên mạng. Học phí 5tr 1 người. Có cam kết tháng thứ 2 trở đi kiếm dc 8-10tr và có bảo hành hoàn vốn. Mở nhóm được 30 thành viên thì ông ấy chỉ quay cái video hướng dẫn lập gmail và facebook để kiếm tiền từ 1 ứng dụng mua sắm của mỹ. Mọi người và em bỏ tiền mua hơn 150 sim rác và nhiều khoản khác để làm nhưng không có kết quả. Muốn người đó hoàn trả tiền như cam kết. Nhưng gọi điện nhắn tin không trả lời và mập mờ chuyện trả tiền. Hiện tại thì không liên lạc được. 30 người đóng gần 150tr và k có trách nhiệm với lời cam kết. Hiện tại bọn em chỉ có tin nhắn fb, hóa đơn chuyển tiền liệu có kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ạ. Và tố cáo thì cần những gì vì những người vị lừa ở nhiều tỉnh thành ở xa mà ông ấy ở Hà Nội?
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Căn cứ vào quy định này thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 174 nêu trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp thì ở đây rõ ràng có tính chất lừa đảo. Tổng số tiền lừa đảo ở đây là 150 triệu đồng, có thể người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt: phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Như vậy, trường hợp này bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an nơi mà người lừa đảo này đang cư trú đối với trường hợp biết được nơi cư trú của họ, còn nếu như bạn không biết được nơi cư trú của họ thì bạn có thể cung cấp những chứng cứ kèm theo đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an nơi bạn đang cư trú để Công an xem xét điều tra.
Luật sư
– Tại Điều 144
“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”
Căn cứ vào quy định này thì nếu phát hiện ra người nào đó có hành vi phạm tội thì người phát hiện có quyền tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức.
5. Tố cáo người yêu cũ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có một vấn đề nhờ luật sư tư vấn giúp. Năm 2017 qua việc giao lưu giữa các đơn vị trong tập đoàn em có quen với 1 người nhưng tụi em lại ở cách xa nhau. Anh ấy làm ở Hà Nội còn em ở Quảng Trị. Lúc đầu chỉ là quen rồi dần qua điện thoại, nhắn tin thì yêu nhau. Đến năm 2019 anh ấy bảo là muốn mua nhà, đóng giường tủ để chuẩn bị cho cuộc sống mới của 2 đứa và cũng có cơ sở để nói chuyện với gia đình em. Vì tin tưởng nên em đã chuyển số tiền rất lớn (hơn 400 triệu đồng) để lo cho tương lai của cả hai. Nhưng sau đó anh ấy lại cứ bảo bận việc khất lần chuyện cưới. Trong lúc lang thang trên mạng thấy có người đăng ảnh của anh ấy trên face em cố tình vào nói chuyện và hỏi về anh ấy thì được biết anh đã chuyển công tác về Nghệ An sang ngành khác và đã lấy vợ có con ở quê nhưng giấu em chuyện này. Khi người đó nói với anh ấy là đã kể hết với em thì anh ấy mới đi từ Nghệ An vào để xin em tha thứ, hứa trả lại em toàn bộ tiền nhưng cứ hẹn mãi và không trả em đồng nào. Cách đây 2 tuần anh ấy có chuyển trả cho em được 140 triệu và cũng không trả thêm. Tất cả em vẫn giữ nội dung tin nhắn và phiếu chuyển tiền. Em muốn hỏi nếu em tố cáo việc này thì em phải gửi đơn cho cơ quan nào? Nếu em khởi kiện mà không hòa giải anh ấy có phải đi tù theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 không? Lúc này em rất hoang mang và không nghĩ được điều gì. Em xin luật sư tư vấn cho em bằng cách nào để em có thể lấy lại tiền của mình. Và giúp em không đưa chuyện này lên báo chí. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
‘1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Luật sư
Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
* Chủ thể
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
* Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)
Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội
* Mặt chủ quan của tội phạm:
– Lỗi cố ý
– Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình)
Theo quy định trên, nếu người này có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho bạn tin là sự thật, tự nguyện giao tài sản cho người này. Cụ thể, bạn bị người yêu lợi dụng niềm tin về việc xây dựng hạnh phú gia đình để chiếm đoạt tài sản với số tiền là 400 triệu đồng thì người yêu bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi người yêu bạn đang cư trú hoặc nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.