Hiện nay, xuất hiện nhiều trường hợp người dân lấn chiếm đất đai, nhất là các phần đất công. Khi phát hiện hành vi vi phạm này, người dân có trách nhiệm tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của pháp luật về tố cáo hành vi lấn chiếm đất công:
- 1.1 1.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
- 1.2 1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
- 1.3 1.3. Thời hạn giải quyết tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
- 1.4 1.4. Nội dung cơ bản của mẫu đơn tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
- 2 2. Quy định của pháp luật về khởi kiện hành vi lấn chiếm đất công:
1. Quy định của pháp luật về tố cáo hành vi lấn chiếm đất công:
1.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
Trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn chiếm đất được coi là hành vi không được phép, bao gồm cả đất công, loại đất không thuộc quyền sở hữu của bất kì chủ thể nào riêng biệt trong xã hội mà do nhà nước đại diện quản lý để mục phụ cho mục đích công cộng của toàn xã hội như đường xá, cầu cống, an ninh quốc phòng… Theo quy định của Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì, mỗi cá nhân được công bằng như nhau và thực hiện quyền công dân theo Hiến pháp quốc gia, vì thế cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng và quản lý đất đai. Và việc giải quyết tố cáo này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Đối với các chủ thể có hành vi lấn chiếm đất công, thì theo quy định tại Điều 13 Luật tố cáo năm 2018 có quy định riêng về vấn đề thẩm quyền giải quyết đối với việc tố cáo hành vi vi phạm pháp
Bởi lẽ, hành vi lấn chiếm đất đai được xác định là một trong những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, ảnh hưởng đến quyền lợi của những hộ xung quanh, tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Vì thế nếu phát hiện thì có quyền tố cáo hành vi vi phạm, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện và tố cáo nhằm đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm. Sau khi xác minh, xét thấy đất đó không thuộc sở hữu của người bị tố cáo, xuất hiện hành vi lấn chiếm đất công trên thực tế thì sẽ tiến hành xử phạt và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đồng thời cũng buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm đất của nhà nước.
Nếu trong quá trình thực hiện quyền, mà xét thấy có dấu hiệu bao che từ cán bộ, thì bên cạnh việc có đơn tố cáo về việc xuất hiện hành vi lấn chiếm đất công sẽ làm đơn tố giác hành vi sai trái của các cán bộ bao che, trong đó nêu rõ việc người có thẩm quyền tiếp nhận nhưng không xử lý, kéo theo hiện tượng chây ỳ kéo dài, gửi tới chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh do cấp dưới mà họ quản lý không thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
Thứ nhất, người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tố cáo phải được thực hiện theo như quy định phải có đủ thông tin về ngày tháng năm thực hiện hành vi tố cáo, họ vè tên cũng như địa chỉ, số điện thoại hay thông tin liên hệ của người tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo cụ thể là lấn chiếm đất công, tên gọi và địa chỉ cùng các thông tin khác của các bên có liên quan;
– Người thực hiện hành vi tố cáo phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự; trong trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền);
– Nội dung tố cáo phải trình bày được rõ rằng bản thân họ có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ các tài liệu chứng cứ chứng minh cho hành vi lấn chiếm: ảnh chụp, video,… Sau đó trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo được biết.
Thứ hai, tiến hành xác minh: Người tiến hành giải quyết tố cáo lấn chiếm đất công phải thực hiện hoạt động đó là xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo cũng phải thực hiện bằng văn bản để thể hiện sự rõ ràng và mạch lạc. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu nhằm mục đích phục vụ cho quá trình làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin cũng như tài liệu thu thập này phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo. Kết thúc quá trình xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
Thứ ba, xử lý kết quả: Căn cứ vào nội dung tố cáo cũng như giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan thì người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
1.3. Thời hạn giải quyết tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
– Thời hạn giải quyết đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng tối đa không quá 30 ngày;
– Thời hạn giải quyết đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần tối đa không quá 30 ngày.
1.4. Nội dung cơ bản của mẫu đơn tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công:
Đơn tố cáo là một loại giấy tờ quan trọng trong quá trình thực hiện việc tố cáo, vì thế phải đảm bảo được về mặt hình thức và nội dung. Nhìn chung sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;
– Tên đơn là đơn tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công;
– kýnh gửi đến cơ quan có thẩm quyền, sau đó ghi tên cơ quan tiếp nhận tố cáo;
– Thông tin người làm đơn, trình bày được rằng họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, chứng minh nhân dân (căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn), ngày cấp và nơi cấp;
– Thông tin cơ bản của chủ thể bị tố cáo;
– Nội dung tố cáo, trong đó, trình bày hành vi lấn chiếm của chủ thể có hành vi vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này là gì… Sau đó đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng…
– Lời cam đoan kèm chữ ký của người làm đơn.
2. Quy định của pháp luật về khởi kiện hành vi lấn chiếm đất công:
2.1. Thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện đối với hành vi lấn chiếm đất công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Mặt khác, xét về kỹ thuật lập pháp, Luật Đất đai năm 2013 quy định Điều 202 là hòa giải tranh chấp đất đai để nêu rõ quy trình hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy rõ ràng đã tách bạch rõ hai giai đoạn trong một quá trình. Theo đó, quy trình của giải quyết tranh chấp đất đai là phải có giai đoạn hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Nếu sau khi hoà giải không thành thì mới tiếp tục tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định.
Tòa án nhân dân là một cơ quan nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đến lĩnh vực đất đai thuộc về tòa án nhân dân được luật đất đai quy định rõ ràng và ngày càng mở rộng thẩm quyền, điều này cũng là xu hướng chung rất phù hợp với thực tiễn, thể hiện được bản chất quan hệ pháp luật và đáp ứng được phần lớn yêu cầu của thực tế, các tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Trình tự, thủ tục khởi kiện hành vi lấn chiếm đất công:
Hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật nhìn chung bao gồm:
– Đơn khởi kiện hành vi lấn chiếm đất công;
– Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh quyền lợi;
– Giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay sổ hộ khẩu.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp được diễn ra cơ bản như sau:
– Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật đất đai đã quy định;
– Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí khi hồ sơ hợp lệ và đầy đủ
– Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai đó cho Tòa để chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ;
– Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Tố cáo năm 2018.