Tố cáo hành vi đánh người có tổ chức. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh người.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Công ty Luật Dương Gia. Em muốn hỏi luật sư một việc xảy ra như sau: Vào thứ 7 tuần trước ông chú (chồng dì út) của em có xích mích nhỏ với anh trai ruột của chú ấy. 2 người có xô xát nhau, đè ngã nhau. Khi thấy sự việc như vậy thì thằng em họ của em (con trai của chú) có can ngăn lại. Sau đó ông anh của chú lại đổ lỗi là thằng em này có đánh ông ấy. Sau đó, chạy về nhà nói cho con trai của ông ấy và đến nhà chú đánh chú một cái vào mặt. Thằng em thấy đánh ba như vậy thì thằng em có dí để đánh lại, nhưng chỉ là đấm đá nhẹ thôi. Chuyện tới đó tưởng xong rồi thì thôi. Tới sáng hôm sau ông kia xúi 3 thằng con trai và 1 thằng con rể, thừa lúc thằng em đang chăn bò thì 4 người đó nhào vô đánh lén bằng cây và dây xích. Kết quả là thằng em bì bầm đầu gối, cẳng chân, đầu,… Em phải đưa đi bệnh viện. Như vậy bên kia đánh người như vậy có phải đã vi phạm luật hình sự không? Cố ý gây thương tích, đánh người có tổ chức hay không? Chú em muốn đòi lại sự công bằng trước pháp luật nhưng không biết thủ tục như thế nào? Và phải bắt đầu từ đâu, bên chinh quyền xã thì phe ông kia có thế lực, nếu giải quyết ở xã thì không đi tới đâu, bây giờ thì phải làm sao? Xin luật sư tư vấn giúp em.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 104 “
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
Luật sư
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Hành vi cả 4 người cùng xông vào đánh em của bạn là có tổ chức thì những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật thì khung hình phạt sẽ khác nhau.
Để đảm bảo quyền lợi cho con của mình, chú bạn làm đơn tố cáo gửi tới
Mục lục bài viết
1. Hành vi đánh người khi không trả nợ
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi có vay của một tiệm cầm đồ 100 triệu, đến hạn nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chưa trả được. Tiệm cầm đồ này liên tục ngày nào cũng cho người đến để dọa nạt, đánh đập em tôi hiện đang năm viện. Tôi phải làm sao thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Như sự việc bạn đã trình bày thì gồm hai vấn đề:
Vấn đề 1: Việc vay tiền giữa em bạn và tiệm cầm đồ kia là một thỏa thuận dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự.
Vấn đề 2: Tiệm cầm đồ liên tục đưa người đánh đập em của bạn. Đây được voi là hành vi cố ý gây thương tính cho người khác được điều chỉnh bởi Bộ luật hình sự.
Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d. Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e. Có tổ chức;
g. Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i. Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Trong trường hợp này, gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện lên cơ quan công an để tiến hành điều tra, đồng thời sẽ tiến hành giám định tỷ lệ thương tật để xác định khung hình phạt với hành vi của tiệm cầm đồ trên.
2. Đuổi đánh người có hành vi phạm tội có phạm tội không?
Theo quy định tại Điều 15 “Bộ luật hình sự 2015” về Phòng vệ chính đánh quy định:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp phát hiện thấy người đang thực hiện hành vi phạm tội mà người phát hiện chống trả khi người kia có hành vi dùng vũ lực, đánh họ thì đây là phòng vệ chính đáng, người phát hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thương tích cho người đó
Trường hợp người phạm tội bỏ chạy, nghĩa là hành động phạm tội đã chấm dứt. Do vậy, việc cố ý đuổi đánh nhằm gây thương tích dù chỉ để nhằm bắt giữ, cũng không còn là phòng vệ chính đáng. Tùy theo mức độ, hậu quả mà người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi đó, theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, quy định: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Căn cứ xác định mức độ tổn hại sức khỏe phụ thuộc vào cơ quan điều tra sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn giám định để xác định tỷ lệ thương tật của người bị hại.
Ngoài trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Theo quy định tại Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015” về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Do đó, người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có quyền yêu cầu người đánh mình phải bồi thường thiệt hại cho mình, bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút.
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc mình.
– Tổn thất về tinh thần: Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
3. Đe dọa đánh người bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có tình huống này mong Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Một người bạn của tôi đang có xích mích với bạn chung phòng. Người bạn đó nhờ một nhóm giang hồ đến dọa nạt và đánh bạn tôi. Vậy trong trường hợp đó có thể nhờ cơ quan chức năng nào hỗ trợ và hình thức xử phạt ra sao. Mong nhận được phản hồi của luật sư. Tôi xin trân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khi có xích mích với bạn chung phòng dẫn tới việc bạn đó nhờ nhóm giang hồ đến dọa nạt thì đầu tiên bạn nên xác định rõ, người đe dọa bạn là ai rồi sau đó lên trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất; có thể là công an phường, xã thị trấn nơi cư trú hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể trình báo cho lực lượng phản ứng nhanh 113.
Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009):
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Với hành vi đánh người như trên, căn cứ vào tỷ lệ thương tật của bạn anh, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009).
Nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người đó sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi đánh nhau quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”
4. Đánh người gây chấn thương sọ não bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Bị người khác cố ý chém vào đầu, bác sĩ chuẩn đóan là chấn thương sọ não và đang trong quá trình theo dõi điều trị, cho hỏi nếu bị chấn thương sọ não thì kết quả giám định tỷ lệ thương tích là bao nhiêu %. Và người cố ý gây thương tích bị xử phạt tù từ bao nhiêu năm?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Với trường hợp chấn thương sọ não, việc xác định tỷ lệ thương tích do chấn thương sọ não bạn có thể căn cứ vào Bảng 1 (Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Để biết chính xác tỷ lệ thương tích bao nhiêu phải căn cứ vào kết quả giám định của bác sĩ tại cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Thứ hai: Trách nhiệm của người có hành vi cố ý gây thương tích:
Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, căn cứ vào tỷ lệ thương tật của bạn để xác định trách nhiệm hình sự của người gây thiệt hại cho bạn.
5. Đuổi đánh người khác không gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em uống rượu say và đi xe máy có va chạm với một người khác cũng đi xe máy. Sau đó hai người có xảy ra cãi vã, bạn em có cầm nón bảo hiểm đuổi đánh anh kia, không gây ra thương tích. Vậy bạn em vi phạm vào luật gì? Xin luật sư trả lời giúp em! Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định như sau:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
…”
Như vậy, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý thương tích. Theo như bạn trình bày, bạn của bạn có hành vi cầm mũ bảo hiểm và đuổi đánh người kia nhưng chưa gây ra thương tích cho họ. Nên bạn của bạn có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 nêu trên.
Luật sư tư vấn pháp luật hành vi cố ý gây thương tích:1900.6568
Tuy nhiên, bạn của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng.
[…]
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;