Hiện nay nhiều hình thức chơi đánh bạc được thể hiện ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của gia đình. Trong đó việc ghi lô đề trái phép được coi là một trong những tệ nạn xã hội cần được loại bỏ. Vậy tố cáo ghi lô đề như thế nào? Chứng cứ sử dụng để bắt lô đề?
Mục lục bài viết
1. Tố cáo ghi lô đề như thế nào?
Hình thức ghi lô, đề theo quy định của pháp luật thì đây được coi là một hình thức cá độ và được thua bằng tiền, hình thức này là trá hình của tội đánh bạc trái phép.
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khi cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì có thể thực hiện quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thực hiện tin báo thông tin này mà do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, vụ việc có dấu hiệu tội phạm có thể bị kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Cá nhân thực hiện quyền tố giác, tin báo về tội phạm có hành vi ghi lô đề có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản rõ ràng. Bất kì cá nhân là người Việt Nam đều có quyền tố giác hành vi phạm tội đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên việc tố giác, báo tin về tội phạm phải trung thực, nếu sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi phát hiện người có hành vi ghi lô đề, cá nhân có thể đến trực tiếp hoặc làm đơn tố giác gửi đến công an xã, phường, thị trấn hoặc Cơ quan cảnh sát điều tra công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đơn tố giác có thể gửi dưới hình thức nặc danh – không để tên người viết).
2. Chứng cứ sử dụng để bắt lô đề:
Chứng cứ sử dụng để bắt lô đề phải là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi ghi lô đề thắng thua bằng tiền, người thực hiện hành vi ghi lô đề đó và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Chứng cứ để bắt lô đề được thu thập, xác định từ các nguồn cụ thể như sau:
+ Vật chứng: giấy ghi số tiền đánh đề, giấy ghi lô đề, …
+ Lời khai, lời trình bày của những người có liên quan khi bắt lô đề, …
+ Dữ liệu điện tử: tin nhắn điện thoại, tin nhắn zalo, tin nhắn mesenger, …
+ Kết luận giám định, định giá tài sản được sử dụng để ghi lô đề, …
+ Các biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như biên bản ghi lời khai, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản hỏi đáp, …;
+ Các tài liệu, đồ vật khác có liên quan …
Những gì có thật nhưng không được cơ quan có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng những tài liệu này làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự về việc ghi lô đề.
3. Thu thập chứng cứ bắt lô đề:
Quy định về việc thu thập chứng cứ bắt lô đề được thực hiện theo quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cụ thể như sau:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để thu thập chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết để làm sáng tỏ vụ án.
Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, người làm chứng, bị hại và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, dữ liệu điện tử, đồ vật liên quan đến việc bào chữa.
Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, dữ liệu điện tử, tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày trong trường hợp do trở ngại khách quan. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và tiến hành bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định.
Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập thành biên bản theo mẫu thống nhất. Biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của những người có liên quan.
Người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản đối với trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản. Đối với trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác đối với trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản và phải có chữ ký của người chứng kiến.
4. Nhắn tin ghi lô đề qua Zalo, Facebook có bị coi là “đánh bạc qua mạng”?
Sử dụng mạng internet, phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến là hình thức đánh bạc qua mạng trái phép. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, việc sử dụng mạng internet, phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến được coi là một trong những tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với Tội đánh bạc.
Tuy nhiên đối với trường hợp ghi lô đề qua Zalo, Facebook, gmail, … thì Tòa án nhân dân tối cao đã có có hướng dẫn tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 cụ thể với nội dung cơ bản như sau: Sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (chẳng hạn như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, zalo, viber, qua email, …. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự về “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội”.
Như vậy, nếu như chỉ dùng Zalo, Facebook để nhắn tin ghi số lô, đề thì không bị coi là một tình tiết định khung tăng nặng của Tội đánh bạc theo điểm c khoản 2 Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015.
5. Đánh lô đề bị xử lý như thế nào?
Chơi lô, đề là một hình thức đánh bạc căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết
Hiện nay đánh lô đề online đang ngày càng thịnh hành. Tuy nhiên đánh lô đề online hay offline cũng không được công nhận , căn cứ tại điều 322 về tội tổ chức đánh bạc hoặc gía bạc cũng quy định việc sử dụng mạng internet, máy tính, viễn thông, thiết bị điện tử để chơi lô đề cũng là trái phép và người tham gia có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
5.1 Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chơi lô đề:
Kể từ ngày 01/01/2022,
+ Đối với hành vi mua các số lô, số đề thì bị Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;
+ Đối với một trong những hành vi sau đây thì bị Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng :
+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tú lơ khơ, tá lả, tổ tôm, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, đỏ đen, cờ thế, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
+ Cá cược trái phép trong hoạt động vui chơi giải trí, thi đấu thể thao hoặc các hoạt động khác.
+ Đối với một trong các hành vi sau đây thì bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Nhận cầm đồ, gửi tiền, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
+ Bán số đề, số lô, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
+ Giúp sức, che giấu việc người khác đánh bạc trái phép;
+ Có các hành vi bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
+ Chủ sở hữu, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý máy trò chơi điện tử, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
+ Đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây thì bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Làm chủ lô, đề;
+ Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
+ Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
+ Tổ chức cá cược trong hoạt động vui chơi giải trí , thi đấu thể dục thể thao hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
5.2 Xử lý hình sự về hành vi ghi lô đề:
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm của hành vi ghi lô số đề. Tuy nhiên, tổ chức đánh bạc theo Điều 322 của Bộ luật hình sự 2015 được hiểu là hành vi chủ mưu rủ rê, tụ tập, lôi kéo người khác tham gia đánh bạc. Như vậy, hành vi ghi lô đề cũng là việc mà một người tổ chức cho những người tham gia đánh đề, được coi như hành vi giúp sức của tội đánh bạc có thêm dấu hiệu trục lợi.
Theo đó, người thực hiện hành vi ghi lô đề còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.
Theo đó tại Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên.
+ Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên.
+ Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên.
+ Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc, phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc hành vi quy định về tội đánh bạc theo Điều 321 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ngoài ra, khi ghi lô đề mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Hành vi có tính chất chuyên nghiệp.
+ Đã thực hiện thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
+ Có sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc phương tiện điện tử để phạm tội.
+ Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội khi bị truy tố về tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.