Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay. Bài tập học kỳ môn Lý luận nhà nước và pháp luật 9 điểm.
Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay. Bài tập học kỳ môn Lý luận nhà nước và pháp luật 9 điểm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu phần lớn là do thanh niên”. Đúng vậy, thanh niên là lực lượng quan trọng của xã hội, là lớp người của tương lai, quyết định vận mệnh của cả dân tộc. Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của thế hệ thanh niên, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để thế hệ này phát triển một cách hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay đang là vấn đề cần báo động, là sự nhức nhối đối với toàn xã hội. Đây cũng là đề tài mà em chọn để làm bài tập lớn của mình.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô bộ môn Lí luận nhà nước và pháp luật là những người đã rất tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài tập này. Trong quá trình làm bài tập nếu có điều gì còn thiếu sót, kính mong thầy, cô thông cảm.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận.
1. Khái niệm thanh niên.
Thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp về thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người, diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Độ tuổi của thanh niên khác biệt theo từng quốc gia và chức năng. Hơn nữa, thậm chí bên trong mỗi quốc gia hay nền văn hóa cũng có những độ tuổi khác nhau để một cá nhân được coi là đủ lớn để được xã hội tin tưởng và giao phó một số trách nhiệm.
Ở Việt Nam, độ tuổi của thanh niên được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là:
Theo Luật Thanh Niên số 53/2005/QH ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 9 tháng 12 năm 2005, thì độ tuổi của thanh niên là “từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.
2. Khái niệm vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội, tệ nạn trong xã hội, là những hành vi phản ứng tiêu cực của một số cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại với ý chí của nhà nước được quy đinh trong pháp luật. Những hành vi có tính chất tiêu cực đó luôn gây hại cho nhà nước, xã hội và nhân dân nên bị nhà nước, xã hội và nhân dân lên án, đấu tranh đòi loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.
Nói một cách ngắn gọn thì vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lí và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí.
II. Tình hình vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay.
1. Thực trạng.
Bên cạnh những thanh niên luôn cố gắng, nỗ lực rèn luyện, trau dồi văn hóa và đạo đức thì cũng có một bộ phận không nhỏ thanh niên đã và đang vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em với trưởng thành. Vì thế có những suy nghĩ chưa chính chắn, chưa hiểu rõ và có nhận thức đầy đủ về pháp luật nên đã vi phạm pháp luật. Thực trạng của vấn đề vi phạm pháp luật ở lứa tuổi thanh niên đang là một vấn đề được xã hội quan tâm.
>>> Luật sư