Thuật ngữ "tình tiết phạm tội" được nhắc đến nhiều trong các vụ án hình sự, dưới góc độ luật hóa, tình tiết phạm tội thường được nhắc đến để xem xét tính tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong bài viết này, sẽ tập trung giải thích tình tiết phạm tội và phân tích tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt.
Đặc điểm của tội phạm:
– Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội là dầu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Do có tính nguy hiểm cho xã hội nên hành vi được quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu hinh phạt. Nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu về nội dung của tội phạm. Dấu hiệu này quy định dấu hiệu về hình thức của tội phạm là dấu hiệu được quy định trong luật hình sự. Những định nghĩa tội phạm có dấu hiệu nguy hiểm cho xã hội được gọi là định nghĩa tội phạm về nội dung. Trái lại, những định nghĩa tội phạm không có dấu hiệu này được gọi là định nghĩa tội phạm về hình thức.
Nguy hiểm cho xã hội bao gồm tính gây thiệt hại về khách quan và tính có lỗi về chủ quan. Trong đó, tính gây thiệt hại có nghĩa là gây ra hoặc de dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
– Đặc điểm có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi (có tính gây thiệt hại cho xã hội) của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ đã lựa chọn và thực hiện trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội.
– Đặc điểm được quy định trong luật hình sự.
Theo Điều 8 BLHS, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu “.. được quy định trong BLHS…”. Như vậy, tính được quy định trong luật hình sự là dấu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm. Việc xác định tội phạm phải được luật hình sự quy định là sự thừa nhận nguyên tắc đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc: “Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm” (khoản 2 Điều 11). Trong sự thống nhất với việc xóa bỏ nguyên tắc tương tự và cấm hồi tố, việc khẳng định dấu hiệu này của tội phạm là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế.
– Đặc điểm “do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện”.
Đây là dấu hiệu về chủ thể thực hiện hành vi thực hiện” hiểm nguy cho xã hội. Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho chịu TNHS theo quy định của luật và không thuộc trường hợp xã hội phải là người có năng lực TNHS. Đó là người đủ tuổi mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi do mắc bệnh. Năng lực TNHS là năng lực pháp lí được Nhà nước xác định và thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước. Do có ý nghĩa như vậy nên dấu hiệu về chủ thể cần được coi là một dấu hiệu của toi phạm, mặc dù dấu hiệu này thực ra đã được phản dâu hiệu được quy định trong luật hình sự vì trong nội ánh qua dung “được quy định” đã có nội dung về chủ thể.)
– Đặc điểm phải chịu hình phạt: Không phải là dấu hiệu thuộc tính bên trong như các dấu hiệu trên.
2. Tình tiết phạm tội là gì?
Tình tiết phạm tội được hiểu là hành vi thực tế của người phạm tội, mà hành vi đó cùng với các hành vi khác sẽ cấu thành một tội phạm, hoặc là những tình tiết có khả năng làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Tình tiết phạm tội trong Tiếng anh là “criminal”.
3.Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp:
Điều 5, Nghị quyết 01/2006 quy định:
5.1. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
5.2. Khi áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, cần phân biệt:
a. Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
Ví dụ: B đã bị kết án về tội “trộm cắp tài sản”, nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
b. Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của BLHS.
Căn cứ vào quy định trên, thực tế sẽ có sự nhầm lẫn giữa phạm tội có tính chất chuyên nghiệp với các nội dung sau:
Một là, tái phạm: Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Hai là, tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Ba là, phạm tội nhiều lần:
“1. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn);
b. Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một khoảng thời gian;
c. Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau.
4.2. Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp sau đây:
a. Chứa mại dâm một đôi mua bán dâm trong một khoảng thời gian liên tục;
b. Chứa mại dâm nhiều người (một nhóm) cùng đến mua bán dâm, nhưng chỉ một người trong số họ hoặc một số người trong số họ hoặc tất cả họ cùng nhau thỏa thuận đứng ra giao dịch với người chứa mại dâm để trả tiền thuê địa điểm, phương tiện một lần và việc mua bán dâm diễn ra trong cùng một khoảng thời gian.”
Bốn là, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tính mà còn vi phạm.
7.1. Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị kết án về một tội, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó.
Ví dụ 1: A đã bị kết án về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 168 của BLHS. Sau khi ra tù, chưa được xóa án tích, A lại thực hiện hành vi quảng cáo gian dối.
7.2. Đối với điều luật quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép) thì “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị kết án về một tội tại điều luật đó, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi được liệt kê trong tội khác cũng tại điều luật đó).
7.3. Khi áp dụng tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”, cần phân biệt:
a. Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo.
b. Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Ví dụ 1: H đã bị kết án về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chưa chấp hành xong hình phạt, H trộm cắp tài sản có giá trị bốn trăm ngàn đồng và gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này tiền án về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với H.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–