Tình trạng hoảng sợ trong công chúng là một trong những tình tiết định tội hiện nay đang được quy định tại Điều 299 của Bộ luật hình sự năm 2015, là một trong những hành vi của tội khủng bố. Vậy tình tiết gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng là gì?
Mục lục bài viết
1. Tình tiết gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật phòng chống khủng bố năm 2022 có quy định về hành vi khủng bố. Theo đó, khủng bố là một hành vi, một số hành vi hoặc thực hiện tất cả các hành vi sau đây của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm mục đích chống lại quyền dân chủ, với mục tiêu ép buộc chính quyền dân chủ, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho các quan hệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nhằm mục đích gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng. Cụ thể như sau:
– Có hành vi xâm phạm đến tính mạng, xâm phạm đến sức khỏe, xâm phạm đến quyền tự do thân thể của người khác, có hành vi đe dọa nhằm mục đích xâm phạm tới sức khỏe hoặc đe dọa uy hiếp tinh thần của người khác;
– Có hành vi chiếm giữ trái quy định của pháp luật, hành vi làm hư hại hoặc hủy hoại tài sản của người khác, đe dọa có khả năng gây ra hậu quả hủy hoại cho tài sản của người khác, có hành vi tấn công vật xâm hại đến mạng viễn thông hoặc các hệ thống mạng, cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, hủy hoại hoặc gây rối loạn các thiết bị của các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân;
– Hướng dẫn chế tạo, sản xuất sử dụng phần chế tạo hoặc tàng trữ, vận chuyển mua bán các loại vũ khí, các loại vật liệu đồ vật các loại chất phóng xạ, các loại chất độc và các loại chất cháy, các loại công cụ và các loại phương tiện nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện hành vi nêu trên;
– Tuyên truyền hoặc lôi kéo dưới bất kỳ hình thức nào, có hành vi xúi giục hoặc cưỡng bức, có hành vi thuê hoặc tạo ra điều kiện thuận lợi, giúp sức cho quá trình thực hiện các hành vi nêu trên;
– Có hành vi thành lập hoặc tham gia các tổ chức trái quy định của pháp luật, có hành vi tuyển mộ hoặc đào tạo, có hành vi huấn luyện các đối tượng nhằm mục đích thực hiện các hành vi trái quy định nêu trên;
Thực hiện các hành vi khác được coi là hành vi khủng bố căn cứ theo quy định tại các điều ước quốc tế về phòng chống khủng bố.
Như vậy có thể nói, đối với dấu hiệu của tội cùng bố thì có đề cập đến tình tiết “gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng”, hay nói cách khác, mục đích của tội khủng bố đó là gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng, đây được coi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội cùng bố. Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam, tình trạng hoảng sợ trong công chúng được quy định cụ thể tại Điều 299 của Bộ luật hình sự năm 2015, tình trạng hoảng loạn trong công chúng có thể được hiểu đơn giản là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân liên quan đến an toàn tính mạng, an toàn sức khỏe, tài sản và một số quyền lợi hợp pháp khác của người dân. Để giải thích rõ về tính tiết “gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng”, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự, có hướng dẫn chi tiết về thuật ngữ được sử dụng trong Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Tình trạng hoảng sợ và hoảng loạn trong công chúng theo quy định của bộ luật hình sự được xem là trạng thái tâm lý lo lắng, trạng thái tâm lý hoang mang sợ hãi bất an của người dân về an toàn tính mạng, an toàn sức khỏe, an toàn về tài sản và các quyền lợi hợp pháp của họ, ví dụ như hành vi gây nổ trong các khu vực bến xe sẽ làm cho người dân xung quanh đó lo lắng về an toàn tính mạng, an toàn sức khỏe, an toàn trong quá trình họ tham gia giao thông. Vì thế hành vi gây nổ tại các khu vực bến xe cũng được xem là một trong những hành vi gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng;
– Để có thể gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, mà cụ thể là hành vi khủng bố căn cứ theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật hình sự năm 2015 có thể sẽ được thực hiện ở nơi công cộng, có thể được thực hiện ở nơi tập trung đông người. Ví dụ như quảng trường, các trung tâm thương mại, các nơi giao nhau tại các tuyến đường giao thông tỉnh lộ, tại các nhà ga nơi đưa đón các phương tiện giao thông, thực hiện trên các phương tiện giao thông đường bộ phải thực hiện tại các khu vui chơi giải trí du lịch tập hợp đông người dân, tập hợp tại trường học, bệnh viện hoặc các khu vực dân cư khác;
– Hành vi gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng được thực hiện ở những địa điểm có tính riêng biệt, không phải là nơi công cộng ví dụ như nhà riêng hoặc trụ sở của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên hành vi này lại nhằm mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng sẽ bị coi là mang bản chất giống như hành vi thực hiện ở nơi công cộng, cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố căn cứ theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật hình sự năm 2015 nếu như thỏa mãn đầy đủ các cấu thành tội phạm của tội khủng bố.
Đối chiếu theo điều luật nêu trên và theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay: Tình tiết “gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng” có thể được hiểu là trạng thái tâm lý lo lắng và sợ hãi, trạng thái tâm lý hoang mang của dân cư về vấn đề an toàn tính mạng, an toàn sức khỏe, an toàn về tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác của họ.
2. Tội khủng bố theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 được cấu thành như thế nào?
Khủng bố được xem là mối đe dọa hiện hữu đối với cuộc sống của con người, đối với an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sự bảo tồn và phát triển văn minh của nhân loại. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia hiện nay cũng đang tích cực tham gia hợp tác để hình thành nên xu thế tất yếu trong lĩnh vực phòng chống tội phạm khủng bố. Hiện nay, tội khủng bố được quy định cụ thể tại Điều 299 của Bộ luật hình sự năm 2015. Các yếu tố cấu thành tội khủng bố có thể được thực hiện thông qua một số nội dung cơ bản sau:
– Về khách thể của tội phạm, tội khủng bố xâm hại trực tiếp đến an toàn công cộng, an ninh trật tự an toàn xã hội, tôi cùng bố xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, bất khả xâm phạm về tự do thân thể, bất khả xâm phạm về sức khỏe của công dân và tài sản của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong xã hội được pháp luật bảo vệ;
– Về mặt khách quan của tội phạm, hành vi khủng bố xâm hại đến tính mạng của người khác hoặc nhằm mục đích phá hoại tài sản của các cơ quan tổ chức và cá nhân trong xã hội. Có thể được thực hiện với hành vi đe dọa xâm phạm đến tính mạng của người khác, phá hoại đến tài sản của các cơ quan tổ chức trong xã hội, hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần khác;
– Về mặt chủ quan của tội phạm, tội khủng bố được thực hiện dưới hình thức là lỗi cố ý. Một trong những dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm khủng bố đó là mục đích của tội phạm, mục đích của các đối tượng thực hiện hành vi khủng bố đó là gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng;
– Về mặt chủ thể của tội phạm, theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay thì bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đối tượng đó được xác định là người từ đủ 14 tuổi trở lên thì sẽ được coi là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 299 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì chủ thể của tội khủng bố là bất cứ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải đặt ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên
3. Các biện pháp phòng ngừa khủng bố ở Việt Nam:
Việc phòng ngừa khủng bố và phòng ngừa các hình thức tài trợ khủng bố hiện nay đã được thực hiện bởi các biện pháp quy định cụ thể tại Điều 20 đến Điều 27 của Văn bản hợp nhất luật phòng chống khủng bố năm 202: các biện pháp được đặt ra cụ thể như sau:
– Thông tin tuyên truyền giáo dục về phòng ngừa và phòng chống khủng bố. Theo đó, các cơ quan và người có thẩm quyền phải có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục kiến thức về phòng chống khủng bố nhằm mục đích nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu quả phòng chống khủng bố trên thực tế. Nội dung của các thông tin tuyên truyền và giáo dục về phòng chống khủng bố có thể kể đến như sau: nguy cơ diễn biến tình hình xảy ra tình trạng khủng bố, các thủ đoạn và phương thức hoạt động của những đối tượng có mục đích khủng bố, tính chất nguy hiểm và tác hại của hành vi khủng bố, biện pháp và kinh nghiệm phòng chống khủng bố, chính sách pháp luật về phòng chống khủng bố, trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội về phòng chống khủng bố, và các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng chống khủng bố;
– Quản lý hành chính về an ninh trật tự an toàn xã hội. Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh trật tự sẽ phải thông qua trách nhiệm của mình để kịp thời tuyên truyền các nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, thủ đoạn và các hình thức tổ chức hoạt động của tội khủng bố và có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Các biện pháp phòng ngừa phòng chống khủng bố thông qua hoạt động quản lý hành chính về an ninh trật tự có thể kể đến như sau: quản lý cư trú, căn cước công dân, quản lý vũ khí và vật liệu nổ, quản lý các chất cháy và chất độc phóng xạ, thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, các công trình quốc phòng và các khu quân sự phải đại diện của các cơ quan trong ngoại giao, các cơ quan lãnh sự của nước ngoài đặt trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuần tra và giám sát các mục tiêu trọng điểm liên quan đến an ninh trật tự, sân bay, bến cảng, bến xe, cửa khẩu, các khu vực biên giới và các khu vực tập trung đông người, nơi công cộng khác, tiến hành quản lý cụ thể hoạt động xuất nhập cảnh, quá cảnh, và các biện pháp quản lý hành chính về an ninh trật tự khác theo quy định của pháp luật;
– Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải trong trường hợp này bao gồm nhiều hình thức khác nhau trong đó bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, và đường hàng không;
– Kiểm soát các nguồn tiền giao dịch và tài sản để kịp thời phát hiện ra các giao dịch có dấu hiệu liên quan đến khủng bố;
– Kiểm soát các phương tiện, hàng hóa nhập khẩu và quá cảnh nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng hoạt động này để thực hiện hoạt động khủng bố;
– Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính viễn thông và các hình thức thông tin khác;
– Kiểm soát các hoạt động bảo vệ an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh;
– Thực hiện và tổ chức thực hiện phương án phòng chống khủng bố. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan liên ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi được công bố sẽ phải có trách nhiệm xây dựng và diễn tập, tổ chức thực hiện phương án phòng chống khủng bố. Các cơ quan tổ chức và các đơn vị được xác định trong phương án phòng chống khủng bố đã được phê duyệt chắc phải có trách nhiệm chấp hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự.