Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thuế đóng góp mang tính chất bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông qua pháp luật, đây được xác định là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp. Vậy tính thuế thu nhập cá nhân trực tiếp trên doanh thu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tinh thuế TNDN trực tiếp trên doanh thu như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Thông tư
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa/dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, mà các đơn vị này xác định được doanh thu tuy nhiên không xác định được chi phí và thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh, thì cần phải tiến hành thủ tục kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu bán hàng hóa/dịch vụ. Cụ thể như sau:
– Đối với dịch vụ, trong đó bao gồm cả lãi tiền gửi và lãi tiền cho vay, được xác định là 5%;
– Hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật được xác định là 2%;
– Đối với hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa được xác định là 1%;
– Đối với các hoạt động khác được xác định là 2%.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán hàng hoá/dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí và thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh, thì cần phải tiến hành thủ tục kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp trên doanh thu được xác định như sau:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = doanh thu từ hoạt động buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Thủ tục khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu:
Quy trình khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu được xác định như sau:
Bước 1: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị số liệu, lập thành phần hồ sơ khai thuế, sau đó gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu buôn bán hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt động tạm nộp tiền thuế theo quý trọng nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu quý sau và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính đối với trường hợp các doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm, hoặc chậm nhất được xác định là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định giải thể / phá sản / chấm dứt hoạt động doanh nghiệp / tổ chức lại doanh nghiệp.
Trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tuy nhiên doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì doanh nghiệp đó sẽ không cần phải thực hiện thủ tục khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Trong trường hợp người nộp thuế không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh chậm nhất được xác định là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế và không phải thực hiện thủ tục khai quyết toán thuế theo năm. Trong trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ thông qua các giao dịch điện tử, thì người nộp thuế cần phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn để có thể nộp theo quy định của pháp luật, đó có thể là cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc cổng thông tin điện tử quốc gia.
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc được gửi thông qua dịch vụ bưu chính thì cơ quan thuế sẽ tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ được nộp thông qua các giao dịch điện tử, việc tiếp nhận và kiểm tra giải quyết hồ sơ sẽ được thực hiện thông qua hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan thuế. Sau đó, cơ quan thuế tiến hành hoạt động kiểm tra giải quyết hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Cơ quan thuế gửi thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ cho người nộp thuế chậm nhất là một ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Có thể nộp hồ sơ theo các cách thức như sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;
– Gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính;
– Phương thức điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế.
3. Thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu có phải là loại thuế khai theo từng lần phát sinh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế. Trong đó, các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh bao gồm:
– Thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, hoặc người nộp thuế thực hiện thủ tục khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp dựa trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng tuy nhiên có phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
– Thuế tiêu thụ đặc biệt của người nộp thuế có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu tuy nhiên chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu suất khẩu, sau đó không xuất khẩu mà bán lại trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh hoạt động mua bán ô tô, xe máy, tàu bay, du thuyền sản xuất trong nước thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tuy nhiên sau đó thực hiện hoạt động chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ môi trường. Trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu không phải thực hiện thủ tục khai theo từng lần phát sinh thì sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tài chính. Thuế tài nguyên của tổ chức được quyền bán tài nguyên bị tịch thu/bắt giữ, khai thác các loại tài nguyên không thường xuyên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý cấp phép hoặc không thuộc trường hợp phải cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên của người nộp thuế áp dụng theo phương pháp trực tiếp dựa trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp người nộp thuế trong tháng phát sinh nhiều lần thì sẽ được khai thuế theo tháng.
Tóm lại, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ dựa trên doanh thu là loại thuế khai theo từng lần phát sinh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
THAM KHẢO THÊM: