Trong một số trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khi có sự kiện cấp thiết thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để pháp luật trở thành cán cân công lý, mang tới công bằng, bộ luật hình sự đã quy định rõ về tình thế cấp thiết. Cùng bài viết tìm hiểu, tình thế cấp thiết là gì? Quy định về tình thế cấp thiết?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tình thế cấp thiết là gì?
- 2 2. Điều kiện không phải chịu trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết:
- 3 3. Bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:
- 4 4. Người điều khiển ô tô gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại:
- 5 5. Trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:
1. Tình thế cấp thiết là gì?
Tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 16 Bộ luật hình sự
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, quy định này xác định việc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa không bị coi là tội phạm. Đồng thời, người có hành vi gây thiệt hại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm Hình sự.
2. Điều kiện không phải chịu trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết:
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cần thiết và không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ những điều kiện sau:
– Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc
Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: thiên tai, do sự tấn công của súc vật, …
Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết
– Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế
Sụ nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xa hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữ sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Ví dụ như một ngôi nhà đang cháy mạnh trong thời tiết khô hanh, nếu không dỡ bỏ các nhà lân cận thì đám cháy sẽ lan rộng gây ra thiệt hại.
– Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất
Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn. Khi đánh giá một hành vi gây thiệt hại có thuộc trương hợp trong tình thế cấp thiết hay không và phương pháp mà người có hành vi sử dụng có phải là phương pháp duy nhất hay không, phải căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc, đánh giá một cách khách quan toàn diện, khi đã kết luận phương pháp mà có hành vi gây thiệt hại là phương pháp duy nhất thì hành vi gây thiệt hại của họ là trong tình thế cấp thiết
– Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh
Thiệt hại do người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản và người bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội mà là một người khác. Về nguyên tắc luật hình sự nước ta không thừa nhận thiệt hại về tinh mạng trong tình thế cần thiết
Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. Khi đánh giá so sánh giữa hai loại thiệt hại này cần phải xem xét một cách khách quan, toàn diện. Hành động trong tình thế cấp thiết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người nên được khuyến khích và pháp luật bảo vệ. hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. trong trường hợp thiệt hại gây ra vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây ra thiệt hại có phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi sự việc sau: Ông A làm ở cửa hàng tạp hóa, đã chở 2 két bia về để bán. Tôi đi xe đạp từ trong ngõ ra đường lớn nhưng lại không nhìn đường, đã lao thẳng vào anh C. Anh C vì tránh tôi nên bẻ lái, nhưng lại đâm vào ông A làm ông bị ngã xe. Dây chằng két bia bị đứt, làm bia rơi xuống đường và bị bể gần hết. Ông A bị thương tích nhẹ. Ông A đã giữ cả tôi và anh C lại, yêu cầu hai người bồi thường. Anh C cho rằng tôi là người có lỗi. Vì vậy tôi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A. Nhưng tôi đâu có phải người trực tiếp gây ra tai nạn. Giờ ông A đang giữ xe của tôi và anh C lại. Phải giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Anh C là người đã đâm xe vào xe của ông A, hành vi của anh C đã gây thiệt hại về tài sản cho ông A. Tuy nhiên, phải căn cứ vào hoàn cảnh gây ra thiệt hại và mức độ lỗi của anh C để xem xét việc anh C có phải bồi thường thiệt hại cho ông A hay không.
Tình huống này phát sinh hai vấn đề:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình thế cấp thiết
– Xác định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A.
Vụ việc này được giải quyết dựa vào Điều 262
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình thế cấp thiết: Theo quy định tại khoản 1 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015, tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
Trong trường hợp này, vì muốn tránh gây tai nạn cho bạn, anh C đã không còn cách nào khác là phải bẻ lái, do vậy, đã đâm xe vào xe của ông A. Sự việc xảy ra trong một hoàn cảnh bất khả kháng, ngoài ý muốn chủ quan của anh C. Nếu không kịp tránh, anh C chắc chắn đâm xe vào bạn, hậu quả sẽ không lường trước được cho cả anh và bạn.
Như vậy, anh C đã gây ra thiệt hại cho ông A trong tình thế cấp thiết nên anh không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại cho ông A theo quy định tại khoản 1 Điều 614 Bộ luật dân sự năm 2015.
– Xác định người bồi thường thiệt hại cho ông A: Bạn cố tình lao ra đường mà không cẩn thận dù bạn hiểu rằng hành vi đó rất nguy hiểm. Rõ ràng, bạn không những đã có lỗi do vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mà còn là người gây ra tình thế cấp thiết. Trong trường hợp này, khoản 3 Điều 614 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Như vậy, bạn là người phải bồi thường thiệt hại cho ông A và hai người có thể tự thoả thuận với nhau về mức độ bồi thường.
4. Người điều khiển ô tô gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại:
Tóm tắt câu hỏi:
Chị A nhờ anh B (lái xe cơ quan) lấy xe ô tô của nhà chị, chở chị đi Hà Nội có công việc gia đình. Trên đường đi, anh B phóng xe với tốc độ cao , vượt ẩu, lấn sang phần đường đối diện, suýt đâm vào một chiếc xe con đi ngược chiều. Rất may người lái xe con là S đã kịp đánh tay lái vào bên phải đường để tránh trong tích tắc. Xế của S đã đâm vào tường rào nhà chị G, làm đổ tường, xe của S cũng bị bẹp đầu, vỡ gương. Chị H bắt đền S phải bồi thường thiệt hại bức tường đổ là 2 triệu đồng? S cho rằng do anh tránh xe của B nên mới gây thiệt hại, vì vậy, B phải bồi thường thiệt hại cho anh và cho chị G.
Luật sư tư vấn:
Đối với thiệt hại của chị G: Mặc dù S là người gây thiệt hại về tài sản cho chị G nhưng là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Để tránh thiệt hại mà xe của B có thể gây ra, S không có cách lựa chọn nào khác là đánh tay lái vào bên phải đường, nên đã gây thiệt hại cho chị G. Thiệt hại bức tường đổ rõ ràng là nhỏ hơn thiệt hại về con người và tài sản đã tránh được. Vì vậy, theo khoản 1 Điều 614
Đối với thiệt hại hư hỏng xe của S, B là người gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại, vì vậy, B phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng trong vụ việc này, thiệt hại không phải do tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà hoàn toàn do lỗi của người điều khiển. Vì vậy, không áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chị A là chủ xe, đồng thời anh B đưa chị đi công việc của chị nhưng chị A không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi đối với thiệt hại. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do anh B phóng nhanh, vượt ẩu, đi lấn đường. Vì vậy, anh B phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại.
5. Trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi trong tình thế cấp thiết thì có thể gây thiệt hại về người được không? Giả sử tài xế lái xe khách trên đèo vì muốn bảo vệ hành khách trên xe nên đã cán chết một người để xe không lao xuống đèo vậy tài xế có phạm tội gì không luật sư?
Luật sư tư vấn:
Để làm rõ nội dung mà bạn đang thắc mắc, bạn cần hiểu bản chấ của tình thế cấp thiết, cách xác định có phải tình thế cấp thiết hay không để khẳng định trách nhiệm của người gây thiệt hại phải bồi thường, người vi phạm phải chịu tội hay không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
“Điều 262. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữu được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 614 của Bộ luật này.”
Theo quy định của
“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, để xem xét trong trường hợp mà bạn giả sử thì người tài xế sẽ không phạm tội khi:
+ Số lượng người trên xe khách, xe có nguy cơ thực tế là lao xuống đèo
+ Việc gây thiệt hại là bắt buộc, nếu không gây thiệt hại cho đối tượng trực tiếp thì thiệt hại xảy ra sẽ rất lớn.
Khi đảm bảo hai nội dung trên sẽ thuộc trường hợp tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong trường hợp này không phải là tội phạm.