Điều kiện tính thâm niên khi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp. Tính thâm niên khi nghỉ hưu.
Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên chức quốc phòng đều là những người có trình độ kĩ thuậ và phục vụ lâu dài trong quân đội nhân dân Việt Nam, có rất nhiều các trường hợp chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp, vấn đề quan tâm của họ một trong số đó là việc tính thâm niên khi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp được pháp luật quy định như thế nào, Khi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp thì chế độ được hưởng của họ ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Tính thâm niên khi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi chuyển CNVQP từ năm 2002 đến 12/2013 tôi chuyển QNCN hiện đang làm cho một doanh nghiệp Quân đội. Vậy sau khi tôi nghỉ hưu có được tính thâm niên thời gian là CNVQP không? xin cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
– Tại điểm a khoản 2 Điều 36 Luật quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên quốc phòng năm 2015 có quy định về phụ cấp thâm niên như sau:
“2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp như sau:
a. Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ vào quy định này thì phụ cấp thâm niên quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật.
– Tại điểm a khoản 3 Điều 4
“3. Cách tính chi trả phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng:
a. Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này sau 5 năm (đủ 60 tháng) được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5%; từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm công tác (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%”.
Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2015/TT-BQP quy định như sau:
“2. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu hưởng lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu (sau đây gọi tắt là cơ yếu).
c) Công nhân viên quốc phòng đã và đang được xếp hưởng; lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra đảng, nhà giáo và dự trữ quốc gia”.
Căn cứ vào quy định này thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên sau 5 năm (đủ 60 tháng) được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5%; từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm công tác (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn. Bạn đang là quân nhân chuyên nghiệp có thời gian làm công nhân viên quốc phòng thì thời gian làm công nhân quốc phòng cũng được tính thâm niên dựa vào quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp công nhân viên quốc phòng năm 2015 và Thông tư 08/2015/TT-BQP.
2. Quyền và nghĩa vụ khi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp
Khi chuyển từ công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiêp thì sẽ được hưởng chế độ của quân nhân chuyên nghiệp cụ thể theo quy định tại điều 40. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ
1. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu:
a) Lương hưu được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của Luật này;
b) Trường hợp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật còn được hưởng trợ cấp một lần;
c) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Quân nhân chuyên nghiệp chuyển ngành:
a) Được bảo lưu mức lương, phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian là 18 tháng;
b) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và mức lương hiện hưởng. Trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương quân nhân chuyên nghiệp tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, được điều động trở lại phục vụ tại ngũ thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác.
3. Quân nhân chuyên nghiệp phục viên:
a) Được trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp phục viên một lần; được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Đủ 15 năm phục vụ tại ngũ trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức;
d) Được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ theo chế độ bệnh binh:
a) Được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của
b) Được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ.
6. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong ngày lễ; cuộc hội họp và giao lưu truyền thống của quân đội.
7. Chính phủ quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm c khoản 3, khoản 5 Điều này.
Theo như trên chúng ta thấy pháp luật đề ra 04 chế độ của quân nhân chuyên nghiệp được hưởng theo quy định của pháp luật. Theo đó thì nếu chuyển từ công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiêp cục thể sẽ được hưởng các chế đôh như sau:
Thứ nhất đo là về chế độ nghỉ hưu khi chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, ngoài ra thì theo quy định trên từng trường hợp sẽ có các chế độ khác nhau, căn cứ vào đó để có thể áp dụng đối với quân nhân.
Theo quy định mà pháp luật đưa ra thì công nhân và viên chức quốc phòng khi chuyển sang làm quân nhân chuyên nghiệp khi có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu trong các trường hợp mà quân nhân đó có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị nghỉ hưu và hưởng lương ngay hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định thì khi nghỉ hưu được hưởng khoản tiền chênh lệch theo quy định. Theo đó khoản tiền này là khoản chênh lệch giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
Ngoài ra theo quy định tại thông tư 109/2021/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2016 về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng vừa được ban hành quy định quy định chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm 10 ngày nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật như quân nhân đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên hay các trường hợp mà quân nhân đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa đình từ 300km trở lên thì sẽ được hưởng các chế độ về ngày nghỉ theo quy định mới bổ sung, hay các quân nhân đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1 cũng được hưởng chế độ này.
Theo đó cho nên theo quy định thì nếu chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp thì công nhân viên quốc phòng cũng sẽ được hưởng các chế độ chính sách như quy định mới hiện nay đó là từ ngày 10.10.2021, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300km trở lên cũng được nghỉ thêm 10 ngày khi nghỉ phép hằng năm, có thể thấy đây là những chính sách khuyến khích quân nhân hoạt động trong môi trường quân đội có thể có điều kiện tốt nhất cho bản thân, gia đình và từ đó có thể yên tâm tham gia hoạt động và đóng góp cho xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ đơn vị, đảng và nhà nước giao phó.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Tính thâm niên khi chuyển từ công nhân viên quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.