Quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự? Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự? Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự? Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?
Ngày nay, việc các chủ thể nắm rõ các nội dung về thời hiệu là một trong những yếu tố có ý nghĩa to lớn trong hoạt động tố tụng dân sự tại Toà án. Hiểu một cách đơn giản, thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định cụ thể trong một thời hạn nhất định cho sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự không thể thoả thuận để kéo dài hay rút ngắn thời hạn này. Hiện nay, thời hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự. Pháp luật hiện hành cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
1.1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự:
Theo Khoản 1 Điều 150
Như vậy, ta nhận thấy, thời hiện là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền dân sự cho các chủ thể nhưng không phải bất cứ quyền dân sự nào cũng có thể xác lập theo thời hiệu mà chỉ trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Pháp luật dân sự quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự không được áp dụng đối với các trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có căn cứ pháp luật và các quyền nhân thân không gắn với tài sản.
1.2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, ta nhận thấy, quy định về thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự khác với thời hiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thể hưởng quyền khi kết thúc thời hạn luật định, thì trong thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ tương ứng với thời điểm kết thúc thời hạn. Khi một chủ thể tham gia các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó thì chủ thể đó phải thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn do pháp luật quy định cụ thể. Khi đã hết thời hiệu thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ chấm dứt.
1.3. Cách tính thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
Theo Điều 151
Theo nguyên tắc chung do Bộ luật dân sự quy định, hai loại thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt theo quy định cụ thể tại Điều 153 Bộ luật dân sự 2015. Căn cứ vào đặc điểm của pháp luật về thời hiệu mà khi pháp luật quy định chủ thể được hưởng quyền hoặc miền trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu, thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ có hiệu lực theo quy định cụ thể tại Điều 152 Bộ luật dân sự 2015.
2. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được hiểu như sau:
– Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
– Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện cụ thể sau đây:
+ Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu.
+ Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp.
– Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.
Cũng cần lưu ý đối với việc áp dụng thời hiệu hưởng quyền dân sự hoặc thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là luôn phải đảm bảo tính liên tục về mặt thời gian. Đây là một nguyên tắc quan trọng của pháp luật hiện hành. Nguyên tắc này được ghi nhận với nội dung cơ bản là giữa thời điểm bắt đầu với thời điểm kết thúc thời hiệu thì không được phép gián đoạn dù cho là khoảng thời gian nhỏ nhất. Đối với trường hợp nếu có gián đoạn thì thời hiệu này phải tính lại từ đầu. Các trường hợp được coi là gián đoạn được nhà làm luật ghi nhận cụ thể đó là: có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đổi với quyền, nghĩa vụ đang được áp dụng thời hiệu và quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
3. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Thời hiệu khởi kiện có thể bị gián đoạn dù xảy ra những sự kiện nhất định được pháp luật dân sự đã dự liệu trước. Trong trường hợp này thời hiệu tạm dừng, khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sư.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
+ Sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
+ Trở ngại khách quan được hiểu là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian các chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Các chủ thể là người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân.
+ Các chủ thể là người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Những chủ thể này không thể tự mình yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của họ nên pháp luật quy định tạm ngừng thời hiệu khởi kiện đối với các trường hợp này.
4. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
Hiểu một cách đơn giản thi bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là sự khôi phục lại thời hiệu khởi kiện cho các chủ thể. Việc khôi phục thời hiệu này chỉ áp dụng đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu
Như vậy, ta nhận thấy rằng, thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự sẽ không áp dụng bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Việc tính lại thời hiệu khởi hiện sẽ hướng đến bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể.
Các trường hợp được tính lại thời hiệu khởi kiện bao gồm:
– Thứ nhất: bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
Như vậy, kể cả khi thời hiệu đã được tính kể từ thời điểm bên có quyền biết việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc cho đến khi thời hiệu khởi kiện đã hết, chỉ cần bên có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ của mình với bên có quyền thì thời hiệu được tính mới cho nghĩa vụ được thừa nhận được nêu trên. Việc các bên thừa nhận nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ có thể được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau và quan trọng nhất là cần có đủ các căn cứ hợp pháp để khẳng định sự thừa nhận nghĩa vụ của chủ thể này.
– Thứ hai: bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
Thông qua hành vi thực hiện một phần nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ thừa nhận phần nghĩa vụ của mình nên thời hiệu được tính lại cho các bên.
– Thứ ba: các bên đã tự hòa giải với nhau.
Khi các bên tự hòa giải với nhau thì thời hiệu khởi kiện tính lại cho nghĩa vụ của các bên xác định trong kết quả hoà giải. Việc quy định cho phép tính lại thời hiệu khởi kiện này dựa trên nguyên lý tôn trọng tự do thỏa thuận, định đoạt của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.