Hỏi về phí phân chia tài sản khi ly hôn? Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thế nào? Nhà mua chung với bạn có phải chia khi ly hôn không? Sổ tiết kiệm đứng tên một mình có phải chia khi ly hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư, chị gái tôi bị chồng làm đơn ly hôn ra Tòa. Tòa án thành phố đã có thông báo thụ lý hồ sơ giải quyết ly hôn. Trong phiên hòa giải, chồng chị tôi muốn thỏa thuận chia tài sản với chị tôi nhưng về nhà anh ta không hợp tác, chỉ chia bằng miệng mà không tiến hành làm các thủ tục sang tên.
Tài sản chung của vợ chồng chị tôi gồm 4000 m2 đất của bố mẹ chồng cho. 5000 m2 ruộng đã có bìa đỏ đứng tên cả hai vợ chồng. Bìa đỏ được cấp năm 2011. Ngôi nhà 100m2 được xây trên mảnh đất 4000m2 đã có sổ đỏ nhưng vì ở nông thôn không cần giấy phép xây dựng. Xin hỏi luật sư: Bây giờ vợ chồng chị tôi ly hôn thì hai tài sản đó sẽ được chia như thế nào? Ghi chú là chị tôi và anh rể có hai con gái, đứa lớn 18 tuổi và đứa bé 15 tuổi.
Chị tôi đề nghị nhờ Tòa phân chia tài sản hộ nhưng chồng chị không đưa bìa đỏ cho và không nộp lên Tòa thì phải làm thế nào? Nếu Tòa phân chia thì án phí sẽ tính thế nào? Trường hợp chồng chị giấu bìa đỏ đi và làm lại chứng nhận bìa đỏ chỉ đứng tên anh ta thì có được không vì đất đó được tách nhượng cho từ bố mẹ anh ta? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, trường hợp chồng giấu bìa đỏ đi và làm lại chứng nhận bìa đỏ chỉ đứng tên chồng thì có được không?
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp tài sản đã chia trong thời kì hôn nhân và hoa lợi, lợi tích tạo ra từ tài sản đó), tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, quyền sử đụng đối với mảnh đất 4000m2 mà vợ chồng anh chị bạn được bố mẹ chồng tặng cho là trong thời kì hôn nhân, mặt khác người chồng không có giấy tờ, thỏa thuận về việc đó là tài sản tặng cho riêng hay đó là tài sản riêng, do vậy, đây cũng là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với việc sửa đổi tên trong Giấy chứng nhận quyền sử đất từ hai người thành một người khi chưa có bản án ly hôn của Tòa án tức là tài sản này nếu được sửa đổi tên là do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.”
Điều này có nghĩa là, vợ hoặc chồng chỉ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đăng kí lại quyền sử dụng mảnh đất đứng tên từ hai người thành một người nếu có văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc Quyết định chia tài sản chung của Tòa án. Do đó, trường hợp của bạn, người chồng không thể tiến hành xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên một mình anh ta được.
Thứ hai, tài sản đó được chia như thế nào?
Khoản 2 Điều 33 Luật HN&GĐ quy định rõ “Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng”, tức là tài sản này chỉ thuộc quyền sử dụng của hai vợ chồng mà không liên quan gì đến các con.
Theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ, về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Đối với tài sản chung là Quyền sử dụng đất, việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau (Điều 62):
– Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
– Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ;
– Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ ba, trường hợp người chồng không đồng ý chia tài sản, không đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm thế nào?
Tại phiên tòa giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ chia tài sản dựa trên sự thỏa thuận của các bên, trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, hoặc đã thỏa thuận nhưng muốn thay đổi thì Tòa án sẽ tiến hành chia tài sản theo luật định.
Nếu trường hợp người chồng không đồng ý chia tài sản, Tòa án sẽ yêu cầu người chồng nộp những giấy tờ, tài liệu cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn. Trong trường hợp không thu thập được tài liệu của đương sự thì Tòa án có trách nhiệm tiến hành thu thập từ các cơ quan hữu quan.
Trường hợp sau khi đã có bản án của Tòa án, bản án đã có hiệu lực pháp luật, trong một thời hạn nhất định mà người chồng vẫn không tiến hành các thủ tục tách thửa, sang tên quyền sử dụng đất thì người vợ nộp đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự. Lúc này cơ quan thi hành án dân sự sẽ có văn bản gửi cho người chồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Nếu trong thời hạn quy định, người chồng không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc người chồng thực hiện nghĩa vụ.
Thứ tư, tạm ứng án phí, án phí được tính như thế nào?
* Tạm ứng án phí:
Căn cứ Điều 146
“Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.”
Từ quy định trên, nguyên đơn, người nộp đơn yêu cầu sẽ là người phải nộp tiền tạm ứng án phí.
* Án phí:
Mức án phí đối với vụ án hôn nhân và gia đình là 300.000 đồng. Đối với vụ án hôn nhân gia đình, Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (
Ngoài ra, nếu trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về tài sản thì mức án phí được tính theo tỉ lệ giá trị tài sản tranh chấp theo quy định của
Mục lục bài viết
- 1 1. Phí phân chia tài sản khi ly hôn là bao nhiêu?
- 2 2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thế nào?
- 3 3. Nhà mua chung với bạn có phải chia khi ly hôn không?
- 4 4. Sổ tiết kiệm đứng tên một mình có phải chia khi ly hôn không?
- 5 5. Chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp sống chung với bố mẹ chồng
- 6 6. Căn cứ để phân chia tài sản chung vợ chồng
- 7 7. Chia tài sản chung khi chồng ngoại tình
- 8 8. Chồng ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn?
1. Phí phân chia tài sản khi ly hôn là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi muốn ly hôn và thỏa thuận phân chia tài sản ly hôn theo quyết định phân chia của Tòa. Tài sản chung của chúng tôi là ngôi nhà trị giá 2 tỷ. Vậy cho tôi hỏi là giá trị tài sản phải trả cho việc phân xử của Tòa án là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về lệ phí tòa án.
Theo Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016) thì: Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự là 300.000 đồng.
Thứ hai, về án phí chia tài sản:
Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016) hướng dẫn áp dụng cụ thể của pháp luật về án phí, lệ phí tòa án trong giải quyết vụ án dân sự. Đối với tài sản giá 2 tỷ, án phí nộp cho toà án để yêu cầu chia tài sản trên là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
Giá tài sản làm cơ sở để thu tạm ứng án phí sẽ được áp dụng theo Điều 8 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 như sau:
“1. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ khoản này như sau:
a) Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
b) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
c) Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;
d) Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản;
đ) Trường hợp không thể căn cứ vào các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến về việc xác định giá tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính phải có ý kiến trả lời về việc xác định giá trị tài sản. Hết thời hạn này mà Tòa án không nhận được văn bản trả lời của cơ quan tài chính cùng cấp thì Tòa án ấn định mức tạm ứng án phí.
2. Trường hợp một trong các cơ sở quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này đã xác định được giá trị tài sản để tính tiền tạm ứng án phí thì không xem xét đến các cơ sở tiếp theo.”
Mức lệ phí đối với vụ việc hôn nhân và gia đình là 300.000 đồng. Đối với vụ án hôn nhân gia đình, Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14).
Luật sư
Theo đó, khi khởi kiện ra tòa yêu cầu ly hôn và chia tài sản là ngôi nhà trị giá 2 tỉ đồng. Bạn phải trả các khoản sau:
– Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự: 300.000 đồng
– Tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm: Tuỳ vào giá trị tài sản.
Nghĩa vụ tạm ứng án phí được căn cứ Điều 146
“Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.”
Từ quy định trên, nguyên đơn, người nộp đơn yêu cầu sẽ là người phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em và chồng em lấy nhau được 13 năm, có 1 con gái chung được 12 tuổi, giờ chồng em có người khác, 2 vợ chồng mâu thuẫn cũng lâu rồi giờ anh ý muốn ly hôn nhưng em chưa chịu vì giờ vợ chồng em được bố mẹ chồng cho mảnh đất nhưng mới chỉ nói nói miệng ngày vợ chồng em lấy nhau, sau đó vợ chồng em xây nhà trên đất đó và ở đến nay, tuy nhiên bà vẫn đóng thuế thay cho vợ chồng em. Giờ em lo khi ly hôn em sẽ không được gì nên chưa đồng ý. Nhưng nếu tài sản em được đền bù thì em sẽ ly hôn. Vậy em có thể được gì không?
Luật sư tư vấn:
Việc cho tặng vào năm 2004 phải làm đúng theo những gì pháp luật qui định như: Điều 707 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai; Sau đó người nhận tặng cho phải đi nộp phí trước bạ, sang tên của mình, lúc này quyền sử dụng đất mới thuộc về người được tặng cho. Nếu như mẹ chồng chị đã đăng ký và đóng thuế đất từ trước cho đến nay có thể cho thấy rằng việc tặng cho phần đất trên vẫn chưa hoàn tất. Vì vậy, đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bà nên chị sẽ không được hưởng 1/2 phần đất đó nếu ly hôn.
Tuy nhiên, về phần căn nhà là công sức chung của 2 vợ chồng xây dựng nên, nên khi ly hôn chị sẽ được hưởng 1/2 giá trị căn nhà (Anh chống sẽ có nghĩa vụ trả cho chị 1/2 căn nhà). Đó là phần tài sản chị được hưởng khi ly hôn.
3. Nhà mua chung với bạn có phải chia khi ly hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi đã ly thân được 5 năm. Tôi ở miền Nam và chồng tôi ở miền Bắc. Hiện nay tôi đang muốn góp tiền với một người bạn để mua một căn nhà đứng tên tôi và bạn tôi. Như vậy nếu tôi và chồng tôi ly hôn thì ngôi nhà đó có phải chia hay không? Trong trường hợp chồng tôi không biết về ngôi nhà đó thì có phải chia hay không?
Luật sư tư vấn:
Hiện nay Luật hôn nhân và gia đình của nước ta không công nhận chế định ly thân nên về mặt pháp luật, hai người vẫn là vợ chồng hợp pháp. Do vậy, tài sản được tạo lập trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng, nếu ly hôn thì tài sản chung sẽ được chia theo thỏa thuận của hai bên hoặc nếu hai bên không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định. Tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân chỉ được xác định là tài sản riêng của vợ/chồng nếu tài sản đó là có được do thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng; hoặc xác định là tài sản riêng trong trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận hoặc có cam kết tài sản đó là tài sản riêng của vợ/chồng; hoặc được xác định là tài sản riêng nếu chị có thể chứng minh được tài sản đó được tạo lập hoàn toàn từ tài sản riêng của chị.
Vì vậy, nếu hai vợ chồng ly hôn thì phần giá trị ngôi nhà đứng tên chị đó sẽ được chia cho hai người, có thể do thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định; trừ trường hợp chị chứng minh được rằng phần sở hữu của chị trong ngôi nhà đó hoàn toàn được tạo lập từ tài sản riêng của chị.
Trong trường hợp chồng chị không biết về việc chị có một phần quyền sở hữu đối với ngôi nhà nên không có yêu cầu hay tranh chấp gì đối với ngôi nhà đó thì Tòa án sẽ không tiến hành chia phần giá trị quyền sở hữu đó. Tuy nhiên nếu như vậy khó tránh khỏi khả năng là sau khi ly hôn chồng chị được biết về ngôi nhà đó thì rất có thể là sẽ xảy ra tranh chấp.
4. Sổ tiết kiệm đứng tên một mình có phải chia khi ly hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ tôi kết hôn được hơn hai mươi năm. Hiện tại cuộc hôn nhân không được như ý muốn nên bố mẹ tôi đang có ý định ly hôn. Trong khoảng thời gian kết hôn bố mẹ tôi có tích góp được một số tiền nhưng bố tôi gửi tiết kiệm ở một ngân hàng và chỉ có minh bố tôi đứng tên trên sổ tiết kiệm ấy. Vậy Luật sư cho tôi hỏi mẹ tôi có quyền yêu cầu ngân hàng đó cung cấp thông tin tài khoản sổ tiết kiệm và có quyền yêu cầu ngân hàng không cho bố tôi rút tiền khi đáo hạn hay không? Nếu được thì cần phải có những thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 33
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”
Theo khoản 2 điều này thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên vợ chông, tuy nhiên sổ tiết kiệm thì không thuộc loại giấy chứng nhận có thể đăng ký được cả tên vợ và chồng, nhưng theo bạn nói đây là tài sản bố mẹ bạn tích góp được trong thời kì hôn nhân. Như vây, đây là tài sản chung của cả bố và mẹ bạn.
Ngoài ra, liên quan đến bí mật khách hàng cùng như đảm bảo cho việc không sai sót thì ngân hàng sẽ không cung cấp thông tin tài khoản số tiết kiệm và mẹ bạn không quyền yêu cầu ngân hàng không cho bố bạn rút tiền khi đáo hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình thì mẹ bạn có thể gửi đơn lên Tòa án yêu cầu giải quyết việc ly hôn ,mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản ngân hàng.
5. Chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp sống chung với bố mẹ chồng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi, vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ chồng đã 7 năm nay. Tài sản hai vợ chồng đóng góp vào gia đình cũng không ít. Bây giờ muốn ly hôn thì tài sản giữa vợ chồng tôi với bố mẹ chồng sẽ giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 219,Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về vấn đề chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
“Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”.
Ngoài ra, tại Điều 61, Luật Hôn nhân và gia đình về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình đã quy định như sau:
“1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.
Như vậy, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với bố mẹ về việc chia tài sản cho hai bạn trước khi hai bạn tiến hành ly hôn. Nếu có tranh chấp và không thỏa thuận được thì áp dụng theo đúng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
6. Căn cứ để phân chia tài sản chung vợ chồng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một vấn đề liên quan đến tài sản chung vợ chồng như sau: Tôi có kết hôn từ năm 2011, đến nay có một con chung được 4 tuổi, hai vợ chồng vì nhiều lý do khác nhau nên muốn ly hôn, nếu hiện tại vợ chồng tôi không thỏa thuận được phân chia tài sản, tôi đi làm còn vợ tôi chỉ ở nhà nuôi con vậy việc phân chia tài sản tôi được biết là phải chia đôi, vậy có hợp lý chưa vì tôi là người đi làm chủ yếu, tôi có nghe nói về quy định xem xét yếu tố đóng góp công sức bỏ ra, vậy công sức đó được xác định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014.
Theo đúng quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, nếu như hai vợ chồng sau khi xác định được khối tài sản chung sẽ phải áp dụng nguyên tắc “phân đôi”. Tuy nhiên trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ tính đến các yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia. Nội dung này được áp dụng theo quy định Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/03/2016. Theo đó, yếu tố mà bạn đang đề cập tới được xác định như sau:
Thứ nhất:“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
Thứ hai:“Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
Thứ ba: “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ tư:“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Khi tính toán giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. Ngoài ra, khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
7. Chia tài sản chung khi chồng ngoại tình
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho mình hỏi: Nếu ly hôn mà người chồng đi ngoại tình người vợ nuôi con thì người vợ được hưởng những quyền lợi gì về tài sản. Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Theo như bạn trình bày, chồng bạn ngoại tình, hai bạn ly hôn và bạn giành được quyền nuôi con. Theo Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận về toàn bộ vấn đề, bao gồm cả phân chia tài sản. Trường hợp yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết, thì bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận lại tài sản để đảm bảo duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
Ngoài ra, Tòa cũng xem xét đến “công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”. Có nghĩa, người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có đóng góp công sức nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
8. Chồng ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Ba mẹ tôi lấy nhau được hơn 20 năm. Gần đây, ba tôi có hành vi ngoại tình, nói dối gia đình là đi chữa bệnh để cặp bồ. Hiện tại. Mẹ tôi muốn làm đơn li hôn, nhưng giữ 100% tài sản có được không (không chia tài sản). Liệu ba tôi ngoại tình khi ly hôn không được phép hưởng tài sản có được không? Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 33
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp đã phân chia tài sản chung trong thời kỳ ly hôn;
– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
– Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi két hôn trừ trường hợp quyền sử dụng đất vợ hoặc chồng có được do thừa kế riêng, hoặc cho riêng hoặc có được thông qia giao dịch bằng tài sản riêng.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa trên các trường hợp được thừa kế, tặng cho, thỏa thuận là tài sản chung hoặc được tạo ra do vợ chồng cùng sản xuất kinh doanh. Việc phân chia tài sản sau ly hôn dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản. Trường hợp nếu bố mẹ bạn thỏa thuận được về vấn đề quản lý, sở hữu tài sản sau ly hôn thì sẽ dựa trên sự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ phân chia tài sản theo quy định của pháp luật và sẽ xác định nguồn gốc của tài sản đây là tài sản chung hay tài sản riêng của mẹ bạn.
Trường hợp 1. Tài sản là tài sản riêng của mẹ bạn
Căn cứ Điều 43 và khoản 4 Điều 59
Luật sư tư vấn pháp luật chia tài sản khi ly hôn:1900.6568
Trường hợp 2. Tài sản là tài sản chung của bố mẹ bạn
Tài sản chung của bố mẹ bạn được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố quy định tại khoản 2, Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
…
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng….”.
Như vậy, về mặt nguyên tắc khi phân chia tài sản sau ly hôn, nếu các bên không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định. Việc mẹ bạn sau ly hôn muốn quản lý toàn bộ số tài sản thì sẽ phải dựa trên sự thỏa thuận hoặc chứng minh đây là tài sản riêng mà chưa nhập vào tài sản chung của vợ chồng.
Mặt khác, theo quy định của Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thuỷ, tôn trọng và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Việc bố bạn ngoại tình là hành vi vi phạm về nghĩa vụ của vợ, chồng.
Nếu việc bố bạn ngoại tình, sống chung với người khác vi phạm về nghĩa vụ chung thuỷ của vợ chồng, đây cũng là căn cứ dẫn đến ly hôn thì đây sẽ là căn cứ để được xác định là yếu tố ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong trường hợp ra Toà án nhân dân để yêu cầu ly hôn và phân chia tài sản, để giành được phần có lợi khi phân chia tài sản, mẹ bạn cần chứng minh được bố của bạn có hành vi ngoại tình, không chung thuỷ, dẫn đến việc ly hôn.