Tính hợp pháp của đơn tố cáo. Quy định của pháp luật về đơn tố cáo. Hình thức đơn tố cáo. Thẩm quyền tố cáo. Vận động đơn tố cáo.
Tính hợp pháp của đơn tố cáo. Quy định của pháp luật về đơn tố cáo. Hình thức đơn tố cáo. Thẩm quyền tố cáo. Vận động đơn tố cáo.
Tóm tắt câu hỏi:
Một ông bí thư chi bộ thôn làm đơn tố cáo nhưng không ký tên mà vận động bốn người khác ký tên vào đơn. Như vậy đơn có hợp pháp không? Và nếu không hợp pháp thì ông bí thư ấy bị kỷ luật như nào? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày là một ông bí thư chi bộ thôn làm đơn tố cáo nhưng không ký tên mà vận động bốn người khác ký tên vào đơn. Ở đây những thông tin bạn đưa ra chưa rõ ràng, việc bí thư chi bộ thôn này làm đơn tố cáo là làm đơn cho ông ấy hay làm hộ cho bốn người kia.
Theo như quy định của pháp luật về tố cáo thì có thể thấy rằng tố cáo là quyền của công dân, công dân khi thấy hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì đều có thể báo cho cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật tố cáo có quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như sau:
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên thì người tố cáo được gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của minh, bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Do đó, đối với tình huống mà bạn trình bày thì với đơn tố cáo không rõ người tố cáo ở đây là ai thì cứ người nào tố cáo thì sẽ phải chịu trách nhiệm đối với nội dung tố cáo của mình và việc viết đơn tố cáo gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phải tuân thủ theo những nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.