Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Nhiều khó khăn bao trùm quốc gia này như thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là?
Mục lục bài viết
1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
B. Thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng.
C. Bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.
D. Đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: A
– Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản nhiều hậu quả hết sức nặng nề (Khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy, thảm họa, đói rét đe dọa toàn nước Nhật).
– Nhật còn bị quân đội Mĩ, với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952.
2. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:
2.1. Kinh tế:
Nền kinh tế Nhật rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì không tìm kiếm được thị trường tiêu thụ. Mỹ lại ném hai quả bom vào Thành Phố Nhật khiến chúng trở thành tro bụi, đống đổ nát, xem như thiệt hại nhất trong lịch sử. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 thu về lợi nhuận khủng nhưng sự phát triển mạnh khiến công nghiệp, nông nghiệp mất cân bằng. Thậm chí năm 1929 Nhật khiến 30 ngân hàng đóng cửa đến 1969 trở thành nền kinh tế thứ 2 chỉ sau Mỹ.
Nền kinh tế Nhật dần được phục hồi, phát triển mạnh mẽ khi tiến hành xâm lược Triều Tiên. Khi Mỹ xâm lược Việt Nam thì Nhật Bản đã có cơ hội tăng trưởng vượt qua cả các nước Tây Âu. Tổng sản phẩm đến năm 1950 Nhật đạt 20 tỷ USD, đến năm 1968 đạt 183 tỷ USD vươn lên đứng thứ 2 sau Mỹ. Thời gian này Nhật đã có bước tiến mạnh mẽ, bình quân đầu người cao. Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước bởi áp dụng Khoa học – Kỹ thuật.
Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 có bước tiến rất nhanh nên chỉ đứng vị trí thứ 3 sau Mỹ. Nền kinh tế không dừng lại tại đó mà thủ tướng còn thực hiện cải cách kinh tế để kích thích, tăng trưởng. Đến năm 2018 cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa nền kinh tế có vai trò, ảnh hưởng đến toàn cầu. Tuy nhiên, Nhật luôn mong muốn đứng ở vị trí dẫn đầu, vươn lên làm bá chủ thế giới. Điều này đã làm mọi nước phải khiếp sợ.
2.2. Chính trị:
Nhật Bản là nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, quyền lực Hoàng Đế rất hạn chế. Hiểu một cách nôm na Thiên Hoàng quy định như biểu tượng quốc gia, sự hòa hợp dân tộc. Tuy nhiên, chỉ mang hình thức lễ nghi nhưng cũng nên chú trọng. Bởi sự hòa hợp về dân tộc không ổn định mặt hình thức mà còn phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
Quyền điều hành chủ yếu được trao cho thủ tướng, những kỵ sĩ do dân bầu ra. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật lại là đất nước quân chủ lập hiến về hình thức nhưng thật ra là dân chủ đại nghị.
– Đối nội
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành Hiến Pháp (1946), xóa bỏ triệt để tàn tích phong kiến. Nhật còn áp dụng xử tội phạm chiến tranh, phản động. Điều đó góp phần phá vỡ hủ tục, cơ sở kinh tế, chính trị chủ nghĩa phong kiến quân phiệt. Chỉ có như vậy Nhật Bản mới có thể phát triển mạnh mẽ mọi mặt.
Từ khi xóa bỏ Nhật có thành tựu, bước ngoặt lớn trong kinh tế trở thành nước mạnh sau Mỹ. Đây là tin mừng cho nước Nhật sau những ngày sống trong cuộc khủng hoảng về kinh tế. Không chỉ vậy mà ngày nay giới cầm quyền Nhật bắt đầu xâm phạm một số điều khoản của luật Hiến Pháp năm 1946. Trong Hiến Pháp có một số quy định thu hẹp quyền tự do dân chủ, không cho phép Nhật xây dựng lực lượng vũ trang, đưa quân đi tham chiến nước ngoài.
– Đối ngoại
Nhật Bản có nhiều thay đổi về đường lối chính trị đặc biệt là về đối ngoại như sau:
Quan hệ Nhật – Mỹ: Năm 1951 ký hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật đánh dấu sự quay lại xã hội Quốc tế Nhật Bản. Mỹ biến Nhật thành căn cứ “chống cộng” ở Châu Á.
Quan hệ Nhật – Trung: Quan hệ 2 nước có sự phát triển tích cực, khả quan. Tuy nhiên, Mỹ chưa tiến hành quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nên còn nhiều hạn chế. Nhưng nhờ thiết lập mối quan hệ với Trung mà Nhật có bước tiến mạnh mẽ trong sự phát triển.
Quan hệ Nhật – Nga: Khi hợp tác với nước lớn thì chính sách mà Nhật dành cho Nga cũng khá thờ ơ. Vì thế, mối quan hệ của cả hai chưa thực sự tích cực.
Quan hệ Nhật – Asean: Thiết lập được mối quan hệ thân thiết và thắt chặt hơn. Đặc biệt, thủ tướng Nhật Bản còn cam kết tăng cường quan hệ, tổ chức mọi mặt.
2.3. Văn hóa:
Văn hóa cũng có nhiều sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, một số văn hóa vẫn được duy trì đến tận bây giờ. Nhật Bản tiếp tục trải nghiệm văn hóa Phương Tây trong thời kỳ hậu chiến, khi lính Mỹ là cảnh tượng phổ biến ở nhiều nước. Ngoài ra, âm nhạc cũng như phim ảnh Mỹ trở nên phổ biến được xem như động lực thúc đẩy nhiều thế hệ nghệ sĩ Nhật Bản. Điều này biến văn hóa nước Nhật trở nên đa dạng và sinh động hơn nhiều.
Trong thời kỳ này Nhật Bản bắt đầu nổi lên như nhà xuất khẩu văn hóa. Một loạt truyện tranh, phim hoạt hình phổ biến hơn. Các tác giả nổi tiếng Yukio Mishima, Yasunari Kawabata trở thành nhân vật văn học nổi tiếng tại Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt, một số văn hóa phổ biến tại Nhật như trà đạo, lịch sự lễ phép khi giao tiếp, tập tục tặng quà tết, trung thu… Mỗi một đóng góp tạo cho Nhật nền văn hóa riêng, phong phú, đa dạng nhưng vẫn giữ nét truyền thống.
2.4. Khoa học – Kỹ thuật:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật có vị trí vững chãi trong lĩnh vực Khoa học – Kỹ thuật. Tập trung phát triển cơ sở nghiên cứu trong nước và phát minh nước ngoài. Đặc biệt, chú trọng vào điện dân dụng, ít chú tâm đến công nghiệp quân sự, vũ trụ. Đến nay Nhật còn là thị trường công nghiệp thông tin lớn nhất chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc.
Ngành công nghiệp ICT đang là ngành lớn nhất và tiên tiến. Được phát triển mạnh mẽ nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ 2. Chính phủ Nhật khuyến khích thành lập dự án, hạn chế vốn đầu tư nước ngoài. Ngành công nghiệp ICT có mức phát triển 20% trong 10 năm liên tục từ năm 1955 – 1965. Đến năm 1990 sự thống trị Nhật ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Trong số, 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Nhật chiếm 55% tổng doanh thu.
3. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?
A. Anh
B. Pháp
C. Liên Xô
D. Mĩ
Câu 2. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 3. Nội dung cơ bản của hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật (1951) là
A. Mĩ cam kết không xâm lược Nhật Bản
B. Mĩ giải giáp lực lượng phát xít ở Nhật Bản.
C. Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
D. Chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản
Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
A. Đạt sự tăng trưởng “thần kì”
B. Lâm vào suy thoái khủng hoảng
C. Tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ
D. Cơ bản được phục hổi và bước đầu phát triển
Câu 5. Một trong những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản là
A. hầu hết nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.
B. không tiếp cận được các nguồn viện trợ từ bên ngoài.
C. năng suất lao động thấp.
D. trình độ quản lí và năng lực sản xuất kém.
THAM KHẢO THÊM: