Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc cả về đối nội và đối ngoại. Cùng bài viết này tìm hiểu tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai nhé:
Mục lục bài viết
1. Tình hình chung các nước Tây Âu:
1.1. Tình hình chung các nước Tây Âu:
Về kinh tế:
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề, nền sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước, các nước đều bị mắc nợ. Sau chiến tranh, để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch phục hưng Châu Âu” hay còn gọi là “Kế hoạch Mác-san” (từ năm 1948 đến năm 1951) với tổng số tiền được viện trợ khoảng 17 tỉ USD. Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
Về chính trị – xã hội:
Do sự củng cố về quyền lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu đều tìm cách và thực hiện chính sách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và phong trào dân chủ của quần chúng. Năm 1949, Nước Đức bị phân chia làm hai nhà nước với hai chế độ chính trị đối lập nhau là Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức (1949). Trong đó, Mĩ, Anh, Pháp dốc sức để viện trợ cho Cộng hòa Liên bang Đức. Nhờ đó mà nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức phục hồi và phát triển nhanh chóng, vươn lên đứng thứ ba trong thế giới các nước tư bản chủ nghĩa. Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.
Về đối ngoại:
Sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ (Hà Lan quay trở lại xâm lược In-đô-nê-xia, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam…). Các nước Tây Âu tham gia vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO do Mĩ lập ra để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng.
1.2. Nội dung kế hoạch Mác-san:
– Thời gian: Kế hoạch Mác-san được thực hiện từ năm 1948 đến năm 1951.
– Mục đích: Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế với tổng số tiền khoảng 17 tỉ USD.
– Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như:
+ Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp;
+ Hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ nhập vào;
+ Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như ở Pháp, I-ta-li-a…).
1.3. Sự liên kết khu vực:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Tây Âu được các nước đồng minh giúp khôi phục và phát triển kinh tế trở nên lớn mạnh, xu hướng liên kế khu vực ngày càng nổi bật và phát triển:
+ Tháng 4/1951, “Cộng đồng than – thép châu Âu” được thành lập gồm sáu nước Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua.
+ Tháng 3/1957, sáu nước trên cùng nhau thành lập “Cộng đông năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) nhằm hình thành “một thị trường chung”: để xóa bỏ hàng rào thuế quan, tự do lưu thông về công nhân và tư bản thống nhất về nông nghiệp và giao thông…
+ Tháng 7/1967, Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời trên cơ sở sát nhập ba cộng đồng trên.
+ Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991, các nước Cộng đồng châu Âu EC họp Hội nghị cấp cao Maxtrích (Hà Lan) quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu (EU). Từ ngày 1/9/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời.
– Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên kết kinh tế – chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 2004, số nước thành viên EU là 25 nước.
2. Đặc điểm nổi bật của Tây Âu sau Thế chiến thứ hai:
2.1. Về đối nội:
Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 có nhiều thay đổi trong chính sách đối nội. Giai cấp tư sản củng cố về quyền lực của mình đã lên cầm quyền ở các nước Tây Âu và tìm cách để thu hẹp quyền tự do dân chủ cũng như tiến hành xóa bỏ cải cách tiến bộ như: ngừng quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản và trả lại những xí nghiệp đã quốc hữu hoá cho các chủ cũ, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội,…. Hơn thế nữa, giai cấp này còn ngăn cản cũng như đàn áp bất kỳ phong trào công nhân và dân chủ nào của quần chúng nhân dân được diễn ra.
2.2. Về đối ngoại:
Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược với mục đích khôi phục ách thống trị tại các nước thuộc địa của mình trước đây. Hà Lan xâm lược trở lại In-đô-nê-xi-a (11 – 1945); Pháp trở lại Đông Dương trong đó có Việt Nam (9 – 1945); Anh trở lại Mã Lai (9 – 1945). Tuy nhiên, kế hoạch này đã không dễ dàng đạt được và thất bại thảm hại, buộc giai cấp này phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc này.
Sau thời kỳ này, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mỹ là người lập ra vào tháng 4/1949 với mục đích chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu. Tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự. Cùng với đó, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Đức chính thức bị phân chia thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau đó là Cộng hòa Liên bang Đức (hay còn gọi là Tây Đức) và Cộng hòa dân chủ Đức (còn gọi là Đông Đức).
Ngoài ra, nhờ sự giúp đỡ to lớn của Mỹ, Anh và Pháp, nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức đã có được sự phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, chỉ sau một thời gian ngắn, Đức đã vươn lên vị trí đứng hàng thứ 3 trong thế giới tư bản chủ nghĩa chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
2.3. Về thể chế chính trị:
Thể chế chính trị của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Các nước cộng hòa (Pháp, Đức, Ý) hay quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, …) đều thực hiện theo chế độ dân chủ đại nghị. Thể chế này đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản và có liên minh cực kỳ chặt chẽ với Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại.
Không những thế, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đó là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản và ổn định tình hình chính trị xã hội. Bên cạnh đó, còn cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mỹ để tìm cách trở lại thuộc địa cũ của mình.
Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã có những thay đổi đáng kể trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhờ đó, kinh tế cũng như chính trị dần được ổn định và lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên về đối nội và đối ngoại vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Dù vậy, nhìn chung các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã đạt được những mục tiêu cũng như kế hoạch của mình nhằm khôi phục lại đất nước.
– Sau đó, hầu hết các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.
Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội – chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.
2.4. Tình hình nước Đức sau Chiến tranh:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đức phát xít đầu hàng, lãnh thổ nước Đức bị bốn cường quốc Đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp đã phân chia thành bốn khu vực chiếm đóng và kiểm soát. Trong đó, sự đối đầu gay gắt nhất giữa hai cực Y-an-ta Liên Xô – Mĩ khiến các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh và Pháp hợp nhất lại và thành lập Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9 – 1949) ở Tây Đức. Ở phía đông Đức, Liên Xô thành lập nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức (10 -1949). Nước Đức lúc này trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực là Liên Xô và Mĩ.
Ở Tây Đức, Mĩ, Anh, Pháp đã tích cực giúp đỡ Cộng hoà Liên bang Đức khôi phục nền kinh tế và đưa Cộng hoà Liên bang Đức vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập. Nền kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức đã vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa, sau Mĩ và Nhật Bản.
Sau đó, ngày 3/10/1990, Cộng hoà Dân chủ Đức cũng được sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức thành một nước Đức thống nhất, cho đến ngày nay trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu.
3. Bài tập luyện tập:
Câu 1.Một trong số những chính sách đối ngoại mà các nước Tây Âu thực hiện ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác trong khu vực.
B. đấu tranh chống lại sự ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C. tìm cách trở lại các thuộc địa trước đây của mình.
D. gây Chiến tranh lạnh với các nước Đông Âu.
Giải thích: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
Câu 2. Nội dung nào phản ánh tình hình kinh tế Tây Âu trong những năm 1945 – 1950?
A. Kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Kinh tế tăng trưởng xen kẽ với khủng hoảng.
C. Kinh tế được phục hồi và đạt nước trước chiến tranh.
D. Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.
Đáp án: C
Giải thích: Trong những năm 1945 – 1950, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ theo khuôn khổ kế hoạch Mác san, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi và đạt nước trước chiến tranh.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào ?
A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba
C. Tìm cách thiết lập trở lại ách thống trị trên các thuộc địa của mình trước đây.
D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu tìm cách thiết lập trở lại ách thống trị trên các thuộc địa của mình trước đây.
Câu 4. Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác – san” là :
A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.
B. Củng cố sức mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
C. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.
D. Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.
Đáp án: D
Giải thích: Mục đích của Mĩ khi thực hiện “Kế hoạch Mácsan” là thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.
Câu 5. Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới từ khi nào?
A. Thập niên 50 của thế kỉ XX.
B. Thập niên 60 của thế kỉ XX.
C. Thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Thập niên 80 của thế kỉ XX.
Đáp án: C
Giải thích: Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới
Câu 6. Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là :
A. tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào.
B. sự hợp tác có hiệu quả trong tổ chức khu vực.
C. tranh thủ được nguồn viện trợ lớn từ bên ngoài.
D. vai trò quản lí, điều tiết kinh tế của nhà nước.
Đáp án: D
Giải thích: Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là vai trò quản lí, điều tiết kinh tế của nhà nước.
Câu 7. Trong những năm 1950 – 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ ?
A. Anh B. Pháp.
C. Italia. D. Cộng hoà Liên bang Đức.
Đáp án: B
Giải thích: Trong những năm 1950 – 1973, Pháp đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ, cụ thể là phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hoà Liên bang Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Câu 8. Thành công của các nước Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là
A. xóa bỏ được ảnh hưởng của Mĩ đối với khu vực.
B. khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.
C. cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
D. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
Đáp án: C
Giải thích: Thành công của các nước Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế – xã hội 1945 – 1950 là cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Câu 9. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm1950 – 1973 là :
A. tích cực đấu tranh hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.
B. thống nhất mục tiêu xây dựng EU thành mái nhà chung của châu Âu.
C. nhiều nước một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, một mặt đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
D. nỗ lực thiết lập trở lại ách thống trị ở các thuộc địa cũ đã bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đáp án: C
Giải thích: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 là nhiều nước một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, một mặt đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
Câu 10. Nước nào dưới đây đã từng ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975)?
A. Anh. B. Đông Đức.
C. Thuỵ Điển. D. Phần Lan
Đáp án: A
Giải thích: Anh đã từng ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954 – 1975).
Câu 11: Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi EURO phát hành từ ngày nào?
Trả lời:
Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi EURO phát hành từ ngày 01/01/1999
Câu 12: Khối Thị trường chung châu Âu ( EEC ) ra đời vào năm nào?
Trả lời:
Khối Thị trường chung châu Âu ( EEC ) ra đời vào năm 1957
Câu 13: Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào thời gian nào?
Trả lời:
Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào 03/10/1990.
Câu 14: Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO năm nào?
Trả lời:
Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO năm 1955
Câu 15: Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì?
Trả lời:
Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu ( EEC ) là Cộng đồng Kinh tế châu Âu hoặc Liên minh châu Âu
Câu 16: Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu.
Trả lời:
Khởi đầu là sự ra đời của “cộng đồng than, thép Châu Âu” vào tháng 4 – 1951 gồm sáu nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, lúc – xăm – bua.
Tháng 3 – 1957 sáu nước trên cùng nhau thành lập “ cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” rồi “ cộng đồng kinh tế châu Âu”. Tháng 7 – 1967 cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành cộng đồng châu Âu. Tháng 12 – 1991. Hội nghị Ma – xtrích quyết định cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh Châu Âu. Liên minh Châu Âu là 1 liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất thế giới, trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế thế giới. 1999, số nước thành viên của EU là 15 và đến năm 2004 là 25 nước. I – an – ta ( liên xô) 4 đến này 11 – 2 – 1945. phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc liên xô và Mĩ. Liên xô dông nước Đức và Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Mĩ, Anh trật tự 2 cực I – an – ta do liên xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Câu 17: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Trả lời:
– Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiểu lần trong lịch sử.
– Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.