Nếu như năm 1989 chỉ có 43 quốc gia áp dụng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thì đến năm 2012 đã có trên 150 nước áp dụng sắc thuế này.
Nếu như năm 1989 chỉ có 43 quốc gia áp dụng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thì đến năm 2012 đã có trên 150 nước áp dụng sắc thuế này.
Theo Ngân hàng Thế giới (2012), qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh Việt Nam như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philipines có mức thuế suất 12%.
Ở một số quốc gia, ví dụ Cananda, bên cạnh việc chính quyền trung ương thu thuế GTGT, chính quyền địa phương của một số bang cũng thu thêm loại thuế này. Hàn Quốc từ năm 2012 cũng đã điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 10% lên 10,5%, trong đó số thu thuế GTGT từ 0,5% thuế suất tăng thêm được chuyển giao cho địa phương (ngoài số phân cấp nguồn thu từ thuế GTGT chung)
Mức thuế suất thuế GTGT có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia. Mức thuế suất thuế GTGT đặc biệt cao ở các nước phát triển ở trong EU và thuộc Đông Âu. Cũng có quốc gia có mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn 10%, ví dụ như ở Nhật Bản là 5%, ở Singapore và Thái Lan là 7%. Đối với Nhật Bản, Hạ viện đã thông qua kế hoạch nâng mức thuế suất lên 8 – 10%
Xu hướng chung của các nước hiện nay là tăng cường vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bước giảm dần thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Trong 3 năm gần đây (2009-2011) đã có 13 trong tổng số 27 quốc gia trong EU đã điều chỉnh tăng mức thuế suất phổ thông thuế giá trị gia tăng của mình.Theo Nghị quyết của Hội đồng Châu Âu 006/112/EC ngày 28/11/2006 về hệ thống thuế GTGT chung thì trong giai đoạn 1/1/2006-31/12/2010, các nước thành viên EU phải đảm bảo mức thuế suất thuế GTGT tối thiểu là 15% (kéo dài đến 31/12/2015) (Điều 97).
Trong khu vực Châu Á, chính sách thuế GTGT cũng đang được nhiều nước xem xét sửa đổi. Tháng 7/2012, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua lộ trình điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 5% hiện hành lên 8% vào tháng 4/2014 và sau đó lên 10% vào tháng 10/2015. Thái Lan đang xem xét kế hoạch điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT từ 7% lên 10%
Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới, hiện nay có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức.
Việc áp dụng một mức thuế suất sẽ góp phần hạ thấp chi phí tuân thủ thuế, đơn giản hóa các yêu cầu về quản lý, trong khi đó, áp dụng nhiều mức thuế suất có thể làm gia tăng chi phí thu nộp thuế (đối với cả người nộp thuế và cơ quan thuế).
Có 23% số nước bên cạnh mức thuế suất phổ thông có quy định thêm mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ nhà nước cần khuyến khích và tiêu dùng hay là đối với những nhóm hàng hóa và dịch vụ mà những người có thu nhập thấp thường phải dành một phần thu nhập lớn hơn cho việc tiêu dùng. Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thấp cũng rất khác nhau giữa các nước.
Nhìn chung, mức thuế suất thấp thường được áp dụng đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: thực phẩm; sản phẩm y tế; sản phẩm nông nghiệp… và đây là những sản phẩm mà những người có thu nhập thấp trong xã hội sử dụng nhiều (xét trong mối tương quan với thu nhập của họ).Nhóm hàng hóa và dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn mức thuế suất phổ thông ở một số quốc gia như sau:
– Trung Quốc: Mức thuế suất thuế GTGT phổ thông là 17%; mức thuế suất thấp 13% được áp dụng đối với một số nhóm hàng và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, ngũ cốc, nước sạch, phân bón, thức ăn gia súc…;
– Nga: Mức thuế suất thấp 10% (mức thuế suất phổ thông là 18%) được áp dụng đối với ba nhóm hàng hóa cơ bản là: Thực phẩm thiết yếu; một số sản phẩm dành cho trẻ em và sản phẩm y tế…;
– Anh: Mức thuế suất thấp 5% (mức thuế suất phổ thông là 20%) được áp dụng đối với ghế ngồi cho trẻ em trong ô tô; sản phẩm cai thuốc lá…
– Đức: Mức thuế suất thấp 7% (mức thuế suất phổ thông là 19%) được áp dụng đối với: thực phẩm, cây trồng và vật nuôi; sách giáo khoa và báo; sản phẩm nghệ thuật và sưu tầm; phí tham quan vào các di sản văn hóa…
Về việc xác định mức thuế suất thấp, Ủy ban Châu Âu có khuyến nghị mức thuế suất này không nên thấp hơn
Tại một số nước như Canada, Newzeland, Singapo thuế GTGT còn được gọi là thuế hàng hoá và dịch vụ (GST- Goods and services tax). Sự thay thế các loại thuế doanh thu bằng thuế GTGT tại nhiều nước phải trải qua thời gian khá lâu, thường khoảng 5 năm trong đó thời gian hướng dẫn thử nghiệm cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận kéo dài đến 3 năm. Tài liệu hướng dẫn được in ấn cẩn thận, phân phối rộng rãi để mọi người có điều kiện học tập, mỗi đối tượng chịu thuế đều có tài liệu riêng với nhiều thí dụ cụ thể.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy việc ấn định thuế suất rất quan trọng với mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho ngân sách. Thuế suất càng thấp và càng ít lại càng dễ cho việc hành thu như Singapo là3%, Canada là 7%, Newzeland là 12,5%. Tất cả mọi nghiệp vụ mua bán hàng hoá và dịch vụ đều phải chịu thuế và các cá nhân doanh nghiệp đều phải đăng kí khai thuế nếu doanh số trong năm cao hơn một mức tối thiểu nào đó (ví dụ là 30000 USD tại Canada). Cá thể hoặc doanh nghiệp có doanh thu duới mức tối thiểu không bắt buộc phải đăng kí nhưng có quyền xin đăng kí để làm quen với cách tính thuế. Mỗi doanh nghiệp khi đăng kí đều có thể được cấp một số thuế GTGT và chi nhánh của doanh nghiệp không được đăng kí riêng, có nghĩa là phải kê khai tổng hợp với hội sở chính. Cá thể và doanh nghiệp cũng được chọn thời kì khai thuế và thời kì này hoàn toàn lệ thuộc vào doanh số: doanh số càng lớn, thời gian càng ngắn.
- Ví dụ: tại Newzeland, doanh nghiệp có doanh số trong năm cao hơn 24 triệu USD thì thời kì khai thuế là một tháng, dưới 250 nghìn USD doanh nghiệp có thể chọn 1,2 hoặc 6 tháng khai thuế một lần 250000 USD đến 24 triệu USD có thể chọn 1 hoặc 2 tháng. Thời gian dài có thể có lợi về mặt kê khai nhưng sẽ rất phức tạp cả một thời gian dài hoạt động. Tại Canada, cơ quan thuế sẽ quyết định thời kì khai thuế của các doanh nghiệp cũng dựa vào doanh số. Thời kì khai thuế có thể là một tháng đối với doanh nghiệp có số tiền trên 6 triệu USD và có thể khai hàng tháng hoặc hàng quí. Nếu doanh số từ 500000 USD đến 6 triệu USD, doanh nghiệp có thể chọn hàng tháng, hàng quí hoặc hàng năm. Mọi sự thay đổi của thời kì khai thuế đều phải xin bằng văn bản và phải có văn bản xác nhận của cơ quan thuế.
Nói chung sau khi đã xác định thời kì tính thuế, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh. Trễ hẹn sẽ bị phạt theo một tỷ lệ luỹ tiến. Thuế được thanh toán bằng séc chuyển khoản hoặc trả bằng tiền mặt nơi thu thuế kèm bảng kê khai thuế. Trong việc áp dụng thuế GTGT, một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, thống nhất là yếu tố quyết định. Với một hệ thống kế toán như các nước Canada, Newzeland mà họ vẫn phải loại ra một số dịch vụ như ngân hàng, tài chính và bảo hiểm vì cho rằng các loại dịch vụ này rất phức tạp, không thể hạch toán đầy đủ được.
Mặc dù thuế GTGT có rất nhiều ưu điểm, được xem là một sắc thuế tiên tiến nhất hiện nay, nhưng cũng có nhiều nước không áp dụng, ví dụ như Mỹ, một cường quốc kinh tế trên thế giới. Taị sao Mỹ không áp dụng thuế GTGT? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra và cũng là một trong những ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội khi dự thảo thông qua luật thuế này. Lý do có thể được lý giải ngắn gọn như sau:
Hệ thống quản lý thuế của Mỹ có 3 cấp: Liên bang, bang , tỉnh. Ba cấp này hoàn toàn độc lập từ xây dựng chính sách thuế đến tổ chức bộ máy quản lý thuế. Mỗi bang có luật thuế doanh thu hàng bán lẻ riêng. Thuế này lhác với doanh thu là chỉ thu một lần vào hàng bán lẻ chứ không thu ở từng khâu bán. Do đó loại trừ việc thu trùng. Trường hợp doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì phân biệt thuế doanh thu phải chịu thuế chỉ bằng cách mở sổ kế toán, vì trong sổ sách kế toán nếu là bán buôn phải ghi rõ địa chỉ người mua và mã số kinh doanh, còn nếu bán lẻ thì không phải ghi. Mặt khác, Mỹ đã phát triển hệ thống máy vi tính hoàn hảo, nó cho phép đói chiếu một cách chính xác doanh số bán buôn ( chính là chi phí mua vào của đơn vị kinh doanh) và doanh số bán lẻ (ghi trong hoá đơn bán lẻ cho người tiêu dùng). Như vậy, ta kết luận mục đích cũng là ưu điểm quan trọng nhất của thuế GTGT chính là khắc phục tình trạng thuế chồng thuế của thuế doanh thu, thì thuế doanh thu hàng bán lẻ của Mỹ đã đạt được mục tiêu này.