Đối với lĩnh vực ngân hàng thì các hoạt động ngân hàng được thực hiện và diễn ra liên tục. Những hoạt động này cũng được quy định và yêu cầu phía ngân hàng đảm bảo thực hiện nghiêm túc. Vậy những hoạt động ngân hàng được hiểu là gì dưới góc độ pháp luật? Những hoạt động này có những tính đặc thù như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái nhiệm về hoạt động ngân hàng:
Mỗi tổ chức được thành lập đều có những chức năng và mục đích hoạt động riêng của nó. Đối với ngân hàng khi được thành lập thì việc hoạt động chủ yếu là liên quan đến tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, những hoạt động ngân hàng không chỉ dừng lại ở hai đối tượng là tài chính về tiền tệ đó mà còn nhiều hoạt động liên quan đến hai đối tượng là tài chính và tiền tệ này.
Ta có thể một cách định nghĩa cơ bản và đơn giản về các hoạt động ngân hàng như sau:
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng hay cung ứng dích vụ thanh toán qua tài khoản. Như vậy, ta có thể thấy ngoài nội dung liên quan đến hoạt động về tiền tệ và tài chính thì hoạt động ngân hàng còn có các nghiệp vụ khác liên quan như nhận tiền gửi của khách hàng, từ số tiền gửi đó thực hiện chung chuyển đến hoạt động cho vay có kì hạn. Bên cạnh đó còn các hoạt động chính như cung cấp tới khách hàng các dịch vụ liên quan đến tín dụng, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng và thực hiện dịch vụ thanh toán tiền thông qua hình thức chuyển khoản trong ngân hàng và các ngân hàng khác
Như vậy, ta có thể thấy rằng, đối với hoạt động của ngân hàng rất đa dạng chứ không bị giới hạn trong lĩnh vực tài chính hay tiền tệ
2. Đối tượng kinh doanh của hoạt động ngân hàng:
Ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp, hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện, chủ thể quản lý ngân hàng là ngân hàng nhà nước, được điều chỉnh bởi
Đối với đối tượng kinh doanh là tiền tệ, đây là đối tượng kinh doanh trực tiếp đối với hoạt động ngân hàng. Bởi tiền lệ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên các hoạt động khác của ngân hàng như:
+ Tái cấp vốn
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác.
+ Lãi suất
1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Như vậy ta có thể thấy, đối với hoạt động của ngân hàng việc xác định đối tượng kinh doanh chính là việc vô cùng quan trọng. Bởi nói giúp cho các hoạt động còn lại của ngân hàng được diễn ra trôi chảy và liên tục xoay vòng.
3. Các đặc thù của hoạt động ngân hàng:
Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ:
3.1. Hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao:
– Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền, tiền là một thứ rất khó kiểm soát, rất khó quản lý.
– Mang tính kéo dài quan hệ kinh doanh, quan hệ mua bán trao đổi vì mỗi một cá nhân, tổ chức vay tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, hay hoạt động cá nhân của họ thì tối thiểu là 3 tháng, có thể kéo dài 1 năm, 5 năm, thậm chỉ 10 đến 20 năm-> thể hiện độ rủi ro cao, càng để lâu rất khó đảm bảo trả.
– Ngân hàng phải gánh chịu hầu hết rủi ro trong nền kinh tế. Ví dụ: Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để kinh doanh bị cháy, doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng khó khăn, khó có khả năng có tiền để thanh toán trả Ngân hàng.
3.2. Phản ứng dây chuyền:
– Khi cho các tổ chức, cá nhân vay một số tiền lớn, tổ chức cá nhân đó không có khả năng trả ngân hàng, điều này dẫn đến ngân hàng không có tiền cho người dân hay tổ chức khác vay nữa. Như vậy, hoạt động đó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, thay đổi sự quản lý, thậm chí có thể thay đổi cả hệ thống chính quyền.
– Khi ngân hàng bị thiệt hại, khủng hoảng, dẫn đến tình trạng phá sản, như vậy, người dân, nguồn để thu hút tiền tệ lưu thông mất niềm tin, sẽ không gửi vào ngân hàng nữa-> người dẫn sẽ tích tiền ở nhà, việc lưu thông tiền hạn chế, nhà nước in thêm tiền sẽ nảy sinh lạm phát.
4. Các hoạt động khác của ngân hàng:
Bên cạnh các hoạt động liên quan đến tiền tệ và tài chính thì trong
Thứ nhất, phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với hoạt động phát hành tiền giấy, tiền kim loại chỉ được thực hiện bởi duy nhất cơ quan đó là ngân hàng Nhà nước. Đối với việc phát hành tiền giấy và tiền kim loại sau khi được phát hành và lưu thông sẽ được đưa vào tài sản nợ đối với nền kinh tế và được cân bằng với tài sản có của ngân hàng
Thứ hai, thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển,phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền
1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền.
Đối với việc thiết kế và in đúc, bảo quản và vận chuyển lượng tiền sẽ được ngân hàng nhà nước kiểm kê và quản lý rồi từ đó lên kế hoạch thiết kế mệnh giá tiền và thực hiện việc phát hành tiền. Bên cạnh đó đối với việc xử lý tiền rách nát và hư hỏng thì Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.
Thứ ba, đối với việc thu hồi, thay thế tiền
Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành.
Đối với việc thu hồi và thay thế tiền thì ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại tiền và mệnh giá không còn thích hợp để thực hiện việc pháp hành tiền thay thế sao cho cân đối lượng tiền lưu thông
Thứ tư,ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền
Đối với nội dung về việc kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền được quy định tại Điều 22 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 mới nhất năm 2021 cụ thể như sau:
1. Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền, chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu huỷ tiền.
Bên cạnh đó còn hoạt động cho vay và bảo lãnh thì được quy định tại Điều 24 và Điều 25 như sau:
Điều 24. Cho vay
1. Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 11 của Luật này.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;
b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.
3. Ngân hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 25. Bảo lãnh
Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, đối với hoạt động bảo lãnh và cho vay này thì bên cạnh việc tuân thủ theo các quy định pháp luật ngân hàng khi thực hiện hoạt động bảo lãnh và cho vay cần đảm bảo các nguyên tắc để việc bảo lãnh và cho vay diễn ra theo đúng quy trình, trình tự thực hiện
Thứ năm, hoạt động tạm ứng cho ngân sách nhà nước
Điều 26. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước tại Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 mới nhất năm 2021 cụ thể như sau:
Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Như vậy, ta có thể thấy đây là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và hoạt động kinh tế của một quốc gia. Chính vì vậy, đối với hoạt động này, quy định pháp luật rất cụ thể và chi tiết để việc thực hiện tạm ứng cho ngân sách nhà nước được diễn ra thuận lợi đảm bảo quyền lợi cho các bên.