Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học đáng kể trên thế giới, được biết đến với sự phong phú của các loài động và thực vật cũng như các hệ sinh thái khác nhau. Vậy tính đa dạng sinh học của nước ta không được thể hiện qua yếu tố nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Biểu hiện của tính đa dạng sinh học của nước ta:
A. Thành phần loài
B. Hệ sinh thái
C. Nguồn gen quý
D. Vùng phân bố
Đáp án: D. Vùng phân bố
Giải thích:
Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
- Thành phần loài: Số lượng các loài sinh vật khác nhau trong một khu vực nhất định. Việt Nam là một trong những nước có sự đa dạng sinh học cao với hàng nghìn loài động, thực vật và vi sinh vật.
- Hệ sinh thái: Đa dạng hệ sinh thái nói lên sự phong phú của các loại môi trường sống, từ rừng nhiệt đới, đầm lầy, đến hệ thống sông ngòi và biển cả. Việt Nam có hệ thống hệ sinh thái đa dạng với nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn.
- Nguồn gen quý: Sự đa dạng ở cấp độ gen trong mỗi loài, giúp cho các loài có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi và là cơ sở cho sự tiến hóa. Việt Nam có nhiều loài có nguồn gen quý hiếm và độc đáo.
- Vùng phân bố: Mặc dù Việt Nam có nhiều vùng phân bố đặc trưng cho từng loài, nhưng tính đa dạng sinh học không chỉ được thể hiện qua vùng phân bố. Đây là sự phân bố địa lý của các loài, nhưng không phản ánh trực tiếp sự phong phú về số lượng loài hay sự đa dạng về gen.
Như vậy, đáp án “D. Vùng phân bố” chỉ ra rằng tính đa dạng sinh học không chỉ được thể hiện qua vùng phân bố địa lý của các loài. Đây là một khía cạnh quan trọng nhưng không đầy đủ để đánh giá toàn diện về đa dạng sinh học của một quốc gia.
2. Đặc điểm của đa dạng sinh học của nước ta:
- Việt Nam là một trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới.
- Đất nước có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở điểm giao thoa của nhiều luồng sinh vật khác nhau, từ dãy Himalaya ở phía Đông đến các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của Đông Nam Á ở phía Nam.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam rất phong phú, bao gồm cả rừng nguyên sinh và rừng tái sinh, cung cấp nơi trú ngụ cho nhiều loài động vật và thực vật đặc hữu.
- Có 16 hệ thống sông chính, trong đó có nhiều hệ thống sông lớn như sông Hồng và sông Cửu Long, tạo nên các hệ sinh thái đất ngập nước nội địa và ven biển đa dạng.
- Việt Nam cũng có các hệ sinh thái nhân tạo như đập nước, đất nông nghiệp và đô thị, mỗi loại đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học.
- Đa dạng sinh học của Việt Nam bao gồm khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 1.000 loài cá nước ngọt; dưới biển có trên 7.000 loài động vật không xương sống.
- Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm sự suy giảm môi trường sống, ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
- Các biện pháp bảo tồn đã được thực hiện bao gồm việc thành lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên cũng như việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Đáp án: D. Đa dạng môi trường.
Giải thích:
Môi trường sống của sinh vật bao gồm các môi trường sống cơ bản là: môi trường đất môi, trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật, nên chúng ta không sử dụng tiêu chí đa dạng môi trường để xét sự đa dạng sinh học.
Câu 2: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
Đáp án: C. Rừng mưa nhiệt đới
Giải thích:
Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.
Câu 3: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
Đáp án: A. Hoang mạc
Giải thích:
Lạc đà là sinh vật đặc trưng của các môi trường hoang mạc. Chúng có các đặc điểm cấu tạo cơ thể để thích nghi với việc sinh sống và di chuyển trong môi trường này.
Câu 4: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo
B. Sóc đen Côn Đảo
C. Rắn lục mũi hếch
D. Gà lôi lam đuôi trắng
Đáp án: A. Cá heo
Giải thích:
Cá heo không nằm trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.
Câu 5: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Đáp án: D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Giải thích:
Nếu như dùng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu…. và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lý mà không nên dừng hẳn.
Câu 6: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đốt rừng làm nương rẫy
B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
C. Trồng cây gây rừng
D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp
Đáp án: C. Trồng cây gây rừng
Giải thích:
Trồng rừng giúp phủ xanh đồi trọc, phục hồi lại môi trường sống của các loài sinh vật và từ đó hỗ trợ khôi phục đa dạng sinh học.
Câu 7: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên
B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc
D. Rừng ôn đới
Đáp án: C. Hoang mạc
Giải thích:
Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này, dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
Câu 8: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Đáp án: B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
Giải thích:
Rừng tự nhiên không cung cấp đất phi nông nghiệp và cũng không nên chuyển thành đất phi nông nghiệp và cần điều gìn giữ và bảo tồn.
Câu 9: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (4), (5)
Đáp án: C. (1), (3), (4)
Giải thích:
– (2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài nguyên vô cùng vô tận.
– (5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loại hiện có, thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.
Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người
B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu
D. Tuyệt chủng động, thực vật
Đáp án: A. Bệnh ung thư ở người
Giải thích:
Bị ung thư ở người là do ảnh hưởng của rối loạn phân bào, không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học.
THAM KHẢO THÊM: