Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với sự phong phú không chỉ về số lượng loài mà còn về sự đa dạng của các hệ sinh thái. Vậy tính đa dạng cao của sinh vật nước ta được thể hiện qua những yếu tố nào? Bạn đọc hãy cùng có thời gian tìm hiểu bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Biểu hiện của tính đa dạng cao của sinh vật nước ta:
A. Số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và các khu dự trữ sinh quyển
B. Số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và các loài trong sách đỏ
C. Số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và kiểu hệ sinh thái
D. Số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và hệ thống vườn quốc gia
Đáp án: C. Số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và kiểu hệ sinh thái
Giải thích:
Đa dạng sinh học là một khái niệm rộng lớn, bao gồm sự đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ gen, loài, đến hệ sinh thái.
- Số lượng thành phần loài: Chỉ số đo lường sự phong phú của các loài sinh vật trong một khu vực nhất định, phản ánh sự đa dạng về mặt số lượng.
- Nguồn gen quý hiếm: Bảo tồn nguồn gen quý hiếm giúp duy trì sự đa dạng di truyền, đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng và phục hồi của các loài trước những thay đổi của môi trường.
- Kiểu hệ sinh thái: Mỗi hệ sinh thái có một cấu trúc và chức năng riêng biệt, tạo nên sự đa dạng về môi trường sống và các quan hệ sinh thái giữa các loài.
Tính đa dạng cao của sinh vật nước ta được thể hiện ở số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và kiểu hệ sinh thái.
Đáp án C phản ánh chính xác ba yếu tố chính của sự đa dạng sinh học: số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và kiểu hệ sinh thái, nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố này trong việc duy trì sự phong phú và sức khỏe của hệ sinh thái. Đây là những yếu tố cốt lõi giúp Việt Nam duy trì vị thế là một trong những quốc gia có độ đa dạng sinh học cao trên thế giới.
2. Nguyên nhân nước ta có tính đa dạng sinh vật cao:
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với hơn 50.000 loài đã được xác định.
- Địa hình đa dạng từ bắc xuống nam, từ đồng bằng đến miền núi cùng với hệ thống sông ngòi phong phú tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều hệ sinh thái khác nhau.
- Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật kết hợp các đặc điểm địa sinh học của dãy Himalaya, Đông Nam Á và khu vực cận nhiệt đới.
- Sự phong phú về nguồn gen quý hiếm cũng góp phần vào tính đa dạng sinh học của Việt Nam với nhiều loài động, thực vật đặc hữu.
- Các hệ sinh thái như rừng, đất ngập nước, đồi cát, bãi bồi ven biển, cửa sông, bãi cỏ biển, rạn san hô và vùng biển sâu đều có mặt tại Việt Nam, mỗi nơi đều chứa đựng sự sống đa dạng.
- Việt Nam cũng đã thiết lập 173 khu bảo tồn, bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài và sinh cảnh nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học này.
- Mặc dù có sự đa dạng sinh học cao, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo tồn, do tác động của con người và sự phát triển kinh tế.
3. Các câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là
A. Tương đối nhiều loài.
B. Khá nghèo nàn về loài.
C. Nhiều loài, ít về gen.
D. Phong phú và đa dạng.
Đáp án: D. Phong phú và đa dạng.
Giải thích:
Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng, thể hiện ở sự đa dạng về thành phần các loài sinh vật, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.
Câu 2: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. Hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái công nghiệp.
D. Hệ sinh thái nguyên sinh.
Đáp án: A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Giải thích:
Các hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp như đồng ruộng, vườn làng, trồng cây công nghiệp lấy gỗ, trồng cây công nghiệp (như cao su, cà phê, chè,…) ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 3: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. Hệ sinh thái tre nứa.
C. Hệ sinh thái nguyên sinh.
D. Hệ sinh thái ngập mặn.
Đáp án: A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Giải thích:
Ngoài các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của con người đã hình thành nên các hệ sinh thái nông nghiệp. Các hệ sinh thái này ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên và chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.
Câu 4: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Cao nguyên.
B. Trung du.
C. Đồng bằng.
D. Miền núi.
Đáp án: C. Đồng bằng.
Giải thích:
Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng đồng bằng (như đồng ruộng, vùng chuyên canh, nuôi thủy sản nước ngọt….)
Câu 5: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào sau đây?
A. Ba Bể.
B. Ba Vì.
C. Bạch Mã.
D. Cúc Phương.
Đáp án: D. Cúc Phương.
Giải thích:
Hiện nay Việt Nam có 34 vườn quốc gia. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập vào năm 1966 với địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình. Trong khi đó, vườn quốc gia mới nhất được thành lập là Sông Thanh được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm 2020 nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Câu 6: Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện khoảng bao nhiêu loài sinh vật?
A. 50000.
B. 40000.
C. 45000.
D. 55000.
Đáp án: A. 50000.
Giải thích:
Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20.0000 là thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…khác nhau.
Câu 7: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
A. Đồng ruộng, rừng trồng.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Rừng ngập mặn, cỏ biển.
D. Rạn san hô, rừng ôn đới.
Đáp án: A. Đồng ruộng, rừng trồng.
Giải thích:
Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cũng rất đa dạng như hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,….; hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản, rừng trồng…. ngày càng mở rộng, chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.
Câu 8: Để bảo tồn đa dạng sinh học, chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây?
A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.
C. Xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất.
D. Săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Đáp án: D. Săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Giải thích:
Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
– Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ cũng như khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và các loài động vật, thực vật quý hiếm.
– Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên – nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật
– Ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bắt thủy sản quá mức
– Xử lý các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống các loài sinh vật
– Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học
Câu 9: Nguyên nhân tự nhiên nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam?
A. Hoạt động khai thác lâm sản của con người.
B. Biến đổi khí hậu với các hệ quả: bão, lũ, hạn hán,…
C. Hoạt động đánh bắt thủy sản quá mức.
D. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy.
Đáp án: B. Biến đổi khí hậu với các hệ quả: bão, lũ, hạn hán,…
Giải thích:
Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam là do: Biến đổi khí hậu với các hệ quả: bão, lũ, hạn hán,…
THAM KHẢO THÊM: