Poli(metyl metacrylat) là chất dẻo được tạo ra từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat. Poli Metyl Metacrylat (thuỷ tinh hữu cơ) là chất một chất dẻo, đặc tính là có tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài mà vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
1. Tính chất hoá học của Poli Metyl Metacrylat (C5H8O2)n:
– Định nghĩa: Poli(metyl metacrylat) là chất dẻo được tạo ra từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat. Poli Metyl Metacrylat (thuỷ tinh hữu cơ) là chất một chất dẻo, đặc tính là có tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài mà vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Chất dẻo này được tạo ra từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.
– Công thức phân tử: (C5H8O2)n
– Công thức cấu tạo:
– Tên gọi: Poli(metyl metacrylat)
– Kí hiệu: PMMA
+ Phản ứng thuỷ phân trong mỗi trường axit
+ Phản ứng thuỷ phân trong mỗi trường kiềm
+ Phản ứng cộng H2 vào gốc không no
+ Phản ứng trùng hợp
Vì có liên kết C=C nên metyl metacrylat có thể tham gia phản ứng trùng hợp. Tính chất này tương tự như anken
+ Phản ứng đốt cháy: Phản ứng oxi hoá hoàn toàn tạo CO2 và H2O
2. Tính chất vật lý của Poli Metyl Metacrylat (C5H8O2)n:
– Poli(metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt cho ánh sáng truyền qua tốt (trên 90%) nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
– Cứng và rất bền nhiệt.
– Nhiệt độ nóng chảy khoảng 160 độ C
– Khối lượng riêng (M) ở 25 độ C là 1,18g/cm3
– Là loại nhựa acrylic (nhựa este) có dạng trong suốt, thuộc nhóm nhựa nhiệt dẻo (nhẹ hơn một nửa so với các loại nhựa thông thường).
– Có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt hơn 93%. Ngoài ra, nó có truyền tải gần như hoàn hảo của ánh sáng có thể nhìn thấy được và vẫn giữ các đặc tính này trong nhiều năm tiếp xúc với bức xạ cực tím và thời tiết nên nhựa Poly Metyl Metacrylat là một sự that thế lý tưởng cho kính.
– Có độ bền cơ học cao, chịu nhiệt, bền với hoá chất, chịu thời tiết khắc nghiệt, chịu xước tốt. Ngoài ra, còn là chất rắn vô định hình, có khả năng tái chế.
3. Điều chế và ứng dụng của Poli Metyl Metacrylat (C5H8O2)n:
– Điều chế: Người ta điều chế Poli(metyl metacrylat) bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.
– Ứng dụng: Nhờ có đặc tính trong suốt cho ánh sáng truyền qua tốt (trên 90%) nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Thủy tinh hữu cơ thường được sử dụng ở các dạng vật liệu sau:
+ Tấm, thanh, ống
+ Tạo chất dẻo tự động đông cứng
+ Làm keo dán…
Trong y tế: Cấy ghép xương, làm răng giả, phẫu thuật thẩm mỹ…
Ngoài ra nó còn được sử dụng trong đồ nội thất, trang sức…
4. Bài tập vận dụng có liên quan:
Bài 1: Hợp chất A: C5H8O2 tồn tại ở hai dạng đồng phân lập thể. Cả hai dạng đó đều có tính quang hoạt. Hidro hoá A được B có cấu tạo C5H10O2. Có thể tách B thành 2 đối quang của nhau.
a. Viết Công thức cấu tạo của A (2 dạng) biết rằng A tác dụng với NaHCO3 giải phóng khí CO2
b. Cho mỗi dạng của A tác dụng với Br2. Hãy viết công thức Fisơ, công thức chiếu Niumen của sản phẩm sinh ra trong mỗi trường hợp.
Bài 2: A là C5H10O3 tan dễ dạng trong bazo loãng, có đồng phân quang học. Khi đun nóng A cho C5H8O2 không có đồng phân quang học nữa nhưng vẫn làm quỳ tím hoá đỏ. Sự oxi hoá bằng O3, tiếp theo thuỷ phân C5H8O2 etanal và axit 2-fomyl axetic. Sự oxi hoá A bằng CrO3 cho C mà chất này cho phản ứng được với 2,4-dinitrophenylhidrazin và cho phản ứng halogenfoc. Xác định công thức hoá học các chất.
Bài 3: A là C5H10O3 cho kết tủa với 2,4-dinitrophenylhidrazin và tan trong bazơ loãng dễ dàng. Xác định CTCT A?
– Cho A phản ứng iodofoc. Xác định công thức cấu tạo đúng của A?
– A không mất CO2 dễ dàng khi đun nóng. Xác định công thức cấu tạo đúng của A?
Bài 4: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức C5H8O2 khi bị xà phòng hoá tạo ra một anđehit? (không tính đồng phân lập thể)
A. 1 B. 2 C.3 D.4
Bài 5: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức C5H8O2 khi bị xà phòng hoá tạo ra một xeton? (không tính đồng phân lập thể)
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Bài 6: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức C5H8O2 thì bị thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra một axit không no? (không tính đồng phân lập thể)
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Bài 7: Một axit cacboxylic A có công thức nguyên là C5H8O2. Hợp chất này tồn tại 2 dạng đồng phân lập thể là A1 và A2. Để giải thích cấu trúc của hai đồng phân trên, người ta xử lý A với Ozon. Sau phản ứng thu được axetanđehit và axit 2-oxipropanoic. Khi hidro hoá A1 và A2 bằng hidro (trên thanh tiếp xúc Platin) sẽ sinh ra hỗn hợp raxemic của axit cacboxylic B.
– Viết công thức cấu tạo các đồng phân hình học của A1 và A2, gọi tên
– Viết công thức chiếu Ficher các đồng phân của B và gọi tên theo danh pháp Cahn-Jugold-Prelog và cho biết hướng quay (+ hoặc i) của các đồng phân đó.
Bài 8: Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở lần lượt có công thức phân tử là: C4H4 (1); C5H8O2 (2); C3H4O (3); C4H8O (4). Phân tử có có số liên kết nhiều nhất lần lượt là phân tử có số liên kết:
A. (3) và (2) B. (4) và (2) C. (2) và (4) D. (2) và (3)
Bài 9: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit caboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 5
Bài 10: Một este X có công thức phân tử là C5H8O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được hai sản phẩm hữu cơ đều không làm nhạt màu nước brom. Số đồng phân của este X thỏa mãn điều kiện là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 5
Bài 11: Viết đồng phân và gọi tên của este C5H8O2?
Bài 12: Thủy phân hoàn toàn este mạch hở X có CTPT C5H8O2 thu được axit cacboxylic Y và ancol Z. Biết Y và Z đều có mạch không phân nhánh. Số đồng phân của X thỏa mãn là bao nhiêu?
A. 8
B. 6
C. 5
D. 7
Câu 13: Số công thức cấu tạo este mạch hở có công thức C5H8O2 được tạ ra từ axit và ancol tương ứng là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 14: Este X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 20 gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 23,2 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là gì?
Câu 15: Chất hữu cơ A có công thức C6H10, không cho phản ứng với dung dịch CuCl trong NH4OH. Sự ozon giải chất A cho một acid duy nhất C3H6O2. Viết cấu tạo và gọi tên chất A.
Câu 16: Một chất hữu cơ A có công thức C6H8:
a) A phản ứng với dung dịch clorua đồng một tan trong ammoniac
b) Có 2 C*và đồng phân hình học loại cyclan. Xác định cấu tạo của A
c) Cho A tác dụng với lượng thừa HOBr trong môi trường base. Viết công thức của B tạo thành.
d) Chất A tác dụng với CH3COOH và H2SO4 làm xúc tác, ta được C. Viết công thức cấu tạo của C.
Câu 17:
a) Viết công thức khai triển các đồng phân alkyne của C6H10
b) Gọi A là ankin C6H10 có đồng phân quang học. Nếu hydro hóa hoàn toàn A, chất tạo thành có hoạt tính quang học không?
c) Viết công thức khai triển các đồng phân alkyne của C6H10
Câu 18:
a) Viết công thức các đồng phân C4H10O.
b) Gọi A là chất ether C4H10O mà trong phản ứng với lượng thừa HI chỉ cho 1 sản phẩm tạo thành. Viết công thức A và phản ứng xảy ra.
c) Gọi B là ancol C4H10O không tác dụng với dung dịch Lucas ở nhiệt độ thường, cloride tương ứng tác dụng với dung dịch KOH đậm đặc trong ancol và đun nóng cho C. Chất này bị ozon giải cho 2 aldehyde. Viết công thức của B và các phản ứng xảy ra?