Tính chất của tái thẩm? Nhiệm vụ của tái thẩm vụ án dân sự?
Trong quá trình tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hay tố tụng hình sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng là điều rất quan trong và được pháp luật quan tâm và có quy định trong các Bộ luật, luật, văn bản pháp luật ban hành kèm theo. Do đó, trong tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng thì đều có quy định ngoài việc có 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì trong thủ tục tố tụng còn có quy định về thủ tục tố tụng giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc pháp luật có quy định về thủ tục tố tụng tái thẩm để phần nào đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng đối với những vụ án chưa được làm sáng tỏ và bản án, quyết định của Tòa án còn vi phạm một số quy định của pháp luật tố tụng hiện hành.
Mặc dù vậy, đối với thủ tục tố tụng là tái thẩm theo như quy định của luật này thì thể hiện về tính chất tái thẩm như thế nào? và Nhiệm vụ của tái thẩm vụ án dân sự ra sao? Để giải đáp cho quy bạn đọc còn đang thắc mắc về nội dung của thủ tục tái thẩm trong quy định của
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
1. Tính chất của tái thẩm?
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại Điều 351 về tính chất của tái thẩm và tại quy định này đã có định nghĩa về tái thẩm là: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó” .
Từ quy định nêu ở trên về tính chất củ tái thẩm, thì có thể khẳng định rằng việc pháp luật đã quy định tái thẩm chỉ là một thủ tục của tố tụng dân sự và được pháp luật dân sự hiện hành quy định chứ không phải một cấp xét xử như cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bởi lẽ, tại sao mà pháp luật lại quy định như vậy? thì tại quy định về tính chất đã thể hiện rõ nội dung này, cụ thể:
Thứ nhất, đối tượng của tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án về nguyên tắc thì phải được thi hành sau khi Toàn án đã tuyên đối với vụ việc nào đó trong tố tụng dân sự. Mặc dù, theo như quy định thì là vậy, những pháp luật cũng có quy định trong một số trường hợp nào đó thì vẫn có những bản án, quyết định của tòa án tuyên tuy có hiệu lực nhưng không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án bởi trong bản án, quyết định đó chưa xác minh được việc có đầy đủ các tình tiết dẫn đến việc kết án sai sau đó lại phát hiện có sự xuất hiện của các tình tiết mới mà trước đó Tòa án và đương sự không biết hoặc không thể biết . Chính vì điều này, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định một thủ tục đặc biệt đó là tái thẩm để nhằm mục đích kiểm soát, xem xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó.
Theo như quy định của pháp luật tố tụng này thì đối tượng được hướng tới của tái thẩm dân sự được khẳng định là những bản án, quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bởi những chủ thể có quyền kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Thứ hai, tái thẩm xem xét các tình tiết mới được phát hiện. theo như quy định này thì thủ tục tái thẩm không giống như thủ tục phúc thẩm là xem xét lại toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà theo thủ tục này thì chỉ xem xét các tình tiết mới được phát hiện mà trước đó Tòa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án. Chính vì vậy, ở giai đoạn tái thẩm, việc xem xét tình tiết đó có phải là tính tiết mới hay không và có ảnh hưởng đến nội dung của bản án, quyết định của Tòa án như thế nào thì công việc đó được xác định là công việc cần được thực hiện trước tiên đối với thủ tục này. Sau đó, cần thiết phải xem xét tình tiết đó có ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án đó. Như vậy, tình tiết mới phải có sự ảnh hưởng đến nội dung bản án, quyết định mới được coi là căn cứ để thực hiện thủ tục tái thẩm.
Thứ ba, tái thẩm phải được dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền. Dựa trên căn cứ theo quy định tại Điều 354
Chánh án
Và Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thứ tư, phạm vi tái thẩm chỉ giới hạn bởi phạm vi của kháng nghị. Đối với quy định này thì có thể thấy rằng Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Mặt khác, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
2. Nhiệm vụ của tái thẩm vụ án dân sự?
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì không có Điều luật quy định rõ ràng về nhiệm vụ của tái thẩm trong vụ án dân sự những trong những điều luật quy định về thủ tục tố tụng tái thẩm thì có thể nhân định rằng, việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự là thủ tục nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị nhu chủ thể kháng nghị thực hiện việc kháng nghị theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Nhưng trong thủ tục tái thẩm vụ án dân sự thì được quy định về việc áp dụng nếu trong quá trình kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực mà phát hiện ra những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định về vụ án dân sự đó. Nếu trong trường hợp mà có những tình tiết mới nhưng mà những tình tiết này mà không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì không thuộc trường hợp phải xét xử theo thủ tục tái thẩm. Pháp luật tố tụng dân sự chỉ quy định chỉ những tình tiết mới được phát hiện có khả năng làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mới là điều kiện để xét xử theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Trong thủ tục tái thẩm Tòa án không có nhiệm vụ xét xử lại vụ án mà chỉ xem xét tình tiết mới phát hiện có làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án dân sự như thế nào; tình tiết đó tòa án có biết khi ra bản án và quyết định hay không. Trên cơ sở đó xem xét có cần phải hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xác định lại sự thật của vụ án hay không. Trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị có căn cứ quy định tại Điều 352 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án cấp tái thẩm không có quyền sửa bản án hoặc quyết định bị khảng nghị mà phải quyết định hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Như vậy, từ những quy định nêu ở trên có thể thấy rằng, việc bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về vấn đề thủ tục tố tụng tái thẩm nhằm thực hiện nhiệm vụ xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành nhưng lại phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án, Và việc ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án khi xét thấy bản án được tuyền có hiệu lực nhưng do sự cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên dẫn tới việc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự và những người có quyền và lợi ích khác khi tham gia vào vụ án dân sự này.