Tình cảm là gì? Đặc điểm, vai trò và các mức độ của tình cảm?

Tình cảm có thể được truyền đạt bằng vẻ ngoài, lời nói, cử chỉ hoặc những cái chạm. Nó truyền tải tình yêu và kết nối xã hội. Năm ngôn ngữ tình yêu giải thích sâu sắc cách các cặp đôi có thể trao đổi tình cảm với nhau. Vậy tình cảm là gì? Đặc điểm, vai trò và các mức độ của tình cảm?

1. Tình cảm là gì?

Tình cảm hay sự yêu thích là một "trạng thái hoặc trạng thái của tinh thần hoặc thể xác" thường được kết hợp với một cảm giác hoặc kiểu tình yêu. Nó đã làm phát sinh một số nhánh của triết học và tâm lý học liên quan đến cảm xúc, bệnh tật, ảnh hưởng và trạng thái.

"Tình cảm" được sử dụng phổ biến để biểu thị một cảm giác hoặc một loại tình yêu, không chỉ là thiện chí hoặc tình bạn. Các nhà văn viết về đạo đức thường sử dụng từ này để chỉ các trạng thái cảm giác riêng biệt, cả kéo dài và co thắt. Một số người đối lập nó với niềm đam mê như được thoát khỏi yếu tố gợi cảm đặc biệt.

Ngay cả một sự thể hiện tình cảm rất đơn giản cũng có thể có nhiều phản ứng cảm xúc khác nhau, từ bối rối đến ghê tởm, thích thú và khó chịu. Nó cũng có tác động vật lý khác nhau đối với người cho và người nhận.

2. Đặc điểm của tình cảm:

Tình cảm với tư cách là một đặc trưng của tâm lí người, có những đặc điểm sau đây:

- Tính nhận thức

Tình cảm được phát triển trên cơ sở những xúc cảm trong sự tác động qua lại với lí trí, trong mối quan hệ người – người. Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở việc nhận thức được đối tượng, nguyên nhân gây nên tình cảm cho mình.

- Tính xã hội

Tình cảm hình thành trong môi trường xã hội và nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần và điểm nhấn mạnh đó chính là tình cảm chỉ có ở con người.

- Tính ổn định

Đối với hiện thực xung quanh và với bản thân của một con người thì những tình cảm thái độ ổn định của con người được xem là ổn định hon so với xúc cảm. Chính vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng nhất của tâm lí con người.

- Tính chân thật

Nội tâm thực của con người sẽ được phản ánh thông qua tình cảm của người đó được thể hiện ra bên ngoài. Cho dù người ấy có cố tình che dấu bằng những “động tác giả” bên ngoài thì cũng không thể giấu được những vui – buồn; yêu – ghét,... trong con người họ.

- Tính “đối cực” (hay tính hai mặt)

Những tính chất đối lập nhau: sợ hãi – can đảm; vui – buồn; yêu – ghét; dương tính – âm tính… là những tình cảm đối cực hay “hai mặt”  của con người nó được hình thành trong quá trình hoạt động của đời sống thường ngày. Những tính chất đối lập nó thiếu sự rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ, đơn điệu. Do đó, sự thỏa mãn của con người thường được nhận định là mâu thuẫn với nhau.

- Tính khái quát

Việc động hình hóa, tổng hợp hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại sẽ hình thành và tạo dựng nên tình cảm. Tình cảm cũng được nhận định là mang tính khái quát khi tình cảm là thái độ của con người đối với cả một loại các sự vật, hiện tượng chứ không phải với ừng sự vật hiện tượng như: lòng yêu nước, tình gia đình, tình bạn…

3. Vai trò của tình cảm:

Trong đời sống trong hoạt động của con người thì không thể thiếu đi bóng dáng của tình cảm, chính vì sự quan trọng đó mà tành cảm đóng một vai trò rất lớn trong đời sống của con người.

- Tình cảm đối với nhận thức

Tình cảm được xem là nguồn động lực mạnh mẽ đối với nhận thức, nó nhằm mục đích kích thích con người tìm tòi đối với kết quả của nhận thức. Đồng thời thì tình cảm cũng được định hướng, điều khiển, điều chỉnh đi đúng hướng nhà nhận thức.

Trong nhân sinh quan thống nhất của con người thì nhận thức và tình cảm được nhận định là hai mặt của một vấn đề.

- Tình cảm đối với hành động

Nhân tố điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người và những động lực để con người hoạt động đó chính là tình cảm. Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong quá trình nảy sinh, biểu hiện, thúc đẩy con người hoạt động. Cũng như những cũng con người gặp khó khăn trở ngại trong quá trình hoạt động thì cũng được tình cảm giúp để vượt qua

- Tình cảm đối với các thuộc tính tâm lí khác

Những thuộc tính tâm lí của nhân cách của con người đều chịu sự chi phối và ảnh hưởng của tình cảm tác đọng đến. Xu hướng nhân cách bị tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện như: lí tưởng, thế giới quan, nhu cầu, hứng thú, niềm tin,...

Tình cảm đượcbiết đến là điều kiện và động lực để hình thành năng lực; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người.

- Tình cảm đối với nghề dạy học

Tình cảm vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục bởi thế nên nó được xem là giữ một vị trí vô cùng quan trọng.

Việc một nhà giáo truyền tải nội dung học tập đến học sinh có tận tâm hay không là hoàn toàn dựa vào tình cảm mà việc giảng dạy đó vui vẻ dễ tiếp thu hay cáu gắt và không thể truyên tải được nội dung bài giảng.

Trao đổi tình cảm được coi là một hành vi thích ứng của con người góp phần cải thiện thể chất và tinh thần. Việc bày tỏ tình cảm làm trung gian cho các lợi ích về tình cảm, thể chất và quan hệ đối với cá nhân và các đối tác quan trọng.

Việc truyền đạt những cảm xúc tích cực đối với người khác đã cho thấy những lợi ích sức khỏe bao gồm giảm kích thích tố gây căng thẳng, giảm cholesterol, giảm huyết áp và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Lợi ích được nhận thấy bên trong khi cảm xúc được thể hiện chứ không chỉ đơn thuần là cảm nhận; nếu tình cảm không được đáp lại thông qua người nhận, thì người cho vẫn sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của tình cảm.

Hành vi trìu mến thường được coi là kết quả của hành vi nuôi dưỡng của cha mẹ do mối liên hệ của nó với phần thưởng nội tiết tố. Các hành vi tích cực và tiêu cực của cha mẹ có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe cuộc sống sau này. Lạm dụng là một thuộc tính phổ biến của sức khỏe kém trong cuộc sống sau này, vì thiếu tình cảm dẫn đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe kém tự nhiên.

Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra tác động của lạm dụng trẻ em sớm và kết quả giữa việc thiếu thốn tình cảm và mối liên hệ sinh học mạnh mẽ đối với việc những trải nghiệm đầu đời tiêu cực này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thể chất.

4. Mức độ của tình cảm:

Trên thực tế, hiện thực xung quanh và đối với bản thân của con người sẽ có những cung bậc cảm xúc và thái độ khác nhau. Thái độ ổn định của con người sẽ được xác định là một thuộc tính tâm lí của nhân cách. Tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá dài và được ý thức rất rõ ràng.

Tình cảm còn được con người phân chia thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. Những tình cảm có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh lí được xếp vào nhóm tình cảm cấp thấp. Còn những tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hành động… sẽ được xếp vào nhóm tình cảm cấp cao.

- Tình cảm đạo đức được hiểu là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con người.

- Tình cảm trí tuệ được hiểu là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người.

- Tình cảm thẩm mĩ được hiểu là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu về cái đẹp, nhu cầu thẩm mĩ, thể hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với tự nhiên, xã hội, lao động…

- Tình cảm hoạt động được hiểu là sự thể hiện thái độ của con người đối với hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu hoạt động đó.

- Tình cảm mang tính chất nhân sinh quan, thế giới quan được hiểu là mức độ cao nhất của tình cảm con người.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )