Bạn đang quan tâm khái niệm tín phiếu là gì? Những phương thức phát hành tín phiếu? Lãi suất tín phiếu kho bạc? Tỷ suất sinh lời của tín phiếu? Có thể thấy, tín phiếu là công cụ nhằm ổn định các dòng tiền phát hành trong nước. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến tín phiếu.
Mục lục bài viết
1. Tín phiếu là gì?
Tín phiếu là một loại giấy tờ có giá chứng nhận nợ do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành. Trong đó, hai loại tín phiếu phổ biến nhất là tín phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Giống như trái phiếu, tín phiếu là một hình thức huy động vốn dưới hình thức là một chứng chỉ vay nợ có xác nhận quyền của chủ nợ, quyền hưởng lợi tức… Tuy nhiên, thời hạn của tín phiếu trong thời gian ngắn hạn (dưới 1 năm) trong khi trái phiếu thông thường có thời hạn dài (3 năm, 5 năm …).
Tín phiếu là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong những quy định về hoạt động vay, nói chung là lĩnh vực tài chính. Hiểu một cách đơn giản thì tín phiếu là chứng chỉ được sử dụng để ghi nhận những khoản nợ ngắn hạn và được phát hành theo quy định pháp luật, để thực hiện hoạt động cho vay tiền. Tín phiếu có chức năng xác nhận quyền của chủ nợ về việc hưởng lợi tức cùng với những nghĩa vụ mà chủ thể đã phát hành.
Tín phiếu được hiểu trong tiếng Anh là Treasury Bills.
Cách hiểu tín phiếu trong tiếng Anh như sau:
” T-bill is a type of debt certification valuable paper issued by the Government or the State Bank. In which, the two most popular types of treasury bills and State Bank bills.”
Tín phiếu hiện nay có hai loại, đó là: Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Mục đích phát hành tín phiếu:
– Tạo ra lợi nhuận, tối giản hóa số tiền lưu thông trên thị trường tiền tệ.
– Đồng thời cũng là để thắt chặt chính sách tiền tệ tài chính và điều tiết đồng tiền luân chuyển.
– Ngoài ra, việc sử dụng tín phiếu còn giúp cho việc ngăn chặn cũng như chống được tình trạng lạm phát đối với đồng tiền Việt Nam. Và không thể phủ nhận rằng, tình hình lạm phát tiền tệ của nước ta cũng đã giảm được đáng kể.
– Chính sách và quy định tiền tệ cũng được cải thiện và dễ dàng hơn.
– Làm tăng số lượng cung cấp tiền.
– Kích thích được hoạt động và tình hình kinh tế giữa các tổ chức/ doanh nghiệp tài chính.
2. Phân loại tín phiếu:
Tín phiếu được phân loại thành Tín phiếu Kho bạc và Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
*) Tín phiếu Kho bạc:
Tín phiếu kho bạc là loại hiếu có vai trò cũng như chức năng chứng nhận được nợ ngắn hạn của Chính phủ được phát hành bởi kho bạc Nhà nước. Để thực hiện hoạt động bù đắp những tổn thất, thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước, đồng thời còn đẩy mạnh và tạo thêm được phương tiện cho thị trường tài chính phát triển. Như vậy, các bạn cũng có thể thấy được phần nào về mục đích của việc phát triển hành chính là để làm rõ những khoản thâm hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước.
Tín phiếu kho bạc được phát hành đi kèm với chiết khấu, hay còn được gọi là tín phiếu mà được bán ở mức chiết khấu dựa trên mệnh giá không trả lãi và được kho bạc Nhà nước thực hiện hoạt động chuộc lại với đầy đủ mệnh giá cho đến hạn. Mức hạn của loại tín phiếu này đều đã được quy định rõ ràng bởi quy định của kho bạc Nhà nước khá ngắn, đó là: 03 tháng, 06 tháng, 01 năm. Khi bán với mức chiết khấu thì việc xác định giá của loại tín phiếu này sẽ phụ thuộc vào thị trường thứ cấp hoặc sơ cấp. Còn về phần lãi suất của việc đầu tư tín phiếu này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Tín phiếu kho bạc đều cho phép phát hành và bán lại với nhiều phương pháp cũng như công cụ khác nhau. Có thể là bán luôn đến tận tay các nhà đầu tư. Hoặc là bán theo hình thức phổ biến, đó là bán cho ngân hàng trung ương, sau đó bán lại cho nhà đầu tư. Đây cũng là cách bán chủ yếu nhất đối với loại tín phiếu này.
Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ bởi vì hầu như không có khả năng vỡ nợ từ người phát hành, tức là không thể có chuyện chính phủ mất khả năng thanh toán khoản nợ khi đến kỳ hạn thanh toán, chính phủ lúc nào cũng có thể tăng thuế hoặc in tiền để trả nợ. Tuy nhiên mức lãi suất của nó thường thấp hơn các công cụ khác lưu thông trên thị trường tiền tệ.
Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá. Người mua chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công ty và các trung gian tài chính khác.
Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ có tính lỏng cao nhất trên thị trường tiền tệ do nó được mua bán nhiều nhất.
Tín phiếu kho bạc thường được Ngân hàng trung ương các nước sử dụng như một công cụ để điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở.
*) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là một loại công cụ sử dụng với mục đích là phục vụ cho việc thắt chặt chính sách tiền tệ và hút tiền về, được phát hành bởi được ngân hàng Nhà nước. Và các tín phiếu này được phát hành bởi Ngân hàng Nhà nước, để phục vụ các tổ chức tín dụng hiện đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ nước ta.
Tuy nhiên các tổ chức đó có hoạt động kinh doanh này đều đã đáp ứng được những quy định cũng như tính pháp lý rõ ràng và có cả tài khoản thành toán tại Ngân hàng Nhà nước (bằng đồng tiền Việt Nam). Đương nhiên tín phiếu theo hình thức này đều được các ngân hàng phụ trách phát hành, hạch toán nghiệp vụ phát sinh và thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Bản chất của loại tín phiếu này cũng chính là công cụ điều tiết nguồn tiền cung cấp ra thị trường tương tự như trái phiếu mà Ngân hàng sử dụng. Tuy nhiên chỉ khác ở chỗ, mệnh giá tiền 100 nghìn đồng hoặc là bội số của 100 nghìn đồng. Và tín phiếu ngắn hạn hơn, không vượt giá số ngày là 364.
Hiểu cách đơn giản hơn gì tín phiếu Ngân hàng nhà nước được phát hành theo luật định và là chứng chỉ ghi sổ nợ ngắn hạn được sử dụng để phục vụ cho hoạt động vay tiền. Chủ nợ chính là chủ sở hữu tín phiếu, và được hưởng các quyền tổ chức vay một cách ổn định và cả quyền về lợi tức từ cá nhân. Đồng thời thực hiện theo những nghĩa vụ đã được thỏa thuận và ký kết tương ứng theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, khi đến hạn tín phiếu vay thì bên vay nợ sẽ phải trả tiền cho chủ tín phiếu vào ngày đến hạn theo đúng với mệnh giá đã được thỏa thuận. Tuy nhiên ngày hạn đó rơi vào ngày nghỉ hoặc lễ Tết thì sẽ được lùi lại và thực hiện vào ngày tiếp theo sau đó.
3. Phương thức phát hành tín phiếu là gì?
Hiện nay trên thị trường tài chính của nước ta có hai phương thức chính được sử dụng để phát hành tín phiếu.
*) Phương thức đấu thầu:
Với phương thức này thì các bạn có thể hiểu đơn giản, đó chính là việc ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc phát hành tín phiếu thông qua phương thức này. Dưới những nội dung đã được quy định bởi pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở một cách đúng quy cách. Và đương nhiên những đối tượng mua được tín phiếu nhận tín phiếu qua nghiệp vụ ghi sổ.
*) Phương thức bắt buộc:
Thực tế thì với phương thức này các ngân hàng sẽ tiến hành phát hành tín phiếu bắt buộc dựa vào chính tình hình thực tế đang diễn ra của thị trường trong những thời điểm nhất định tương đương. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch mua tín phiếu cũng sẽ tuân theo đúng với nội dung của Quyết định được ban hành bởi Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước.
Thực tế thì tín phiếu được phát hành theo phương thức bắt buộc một phần là vì thông tư bổ sung quy định về việc xử lý vi phạm khi phát hành tín phiếu sai quy định. Chính vì vậy đối với trường hợp tổ chức tín dụng thanh toán không đủ hoặc không mua, thì lúc này ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động trích nợ thanh toán của các đối tượng tổ chức tài chính đó. Ngân hàng sẽ
4. Lý do Ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành tín phiếu:
*) Kênh tín phiếu đang chi phối quá nhiều vào xu hướng dòng tiền:
Lãi suất tăng bất thường gắn với những đợt rút tiền khỏi hệ thống Kho bạc Nhà nước vào cuối tháng 3 khiến thị trường liên tục chao đảo. Khi lãi suất leo thang, ngân hàng buộc phải tìm đến kênh đầu tư như:
- Trái phiếu
- Tín dụng
- Kinh tế
Đi kèm với lãi suất cao hơn chi phí đi vay.
Do lãi suất tăng cao khiến ngân hàng thương mại dư vốn và phải chấp nhận mua lại tín phiếu với lãi suất thấp hơn của Ngân hàng Nhà nước phát ra, thay vì cho vay trên thị trường.
Kho bạc Nhà nước rút tiền đột ngột, lãi suất tăng từ 4,2 – 4,6% gây tâm lý ngại rủi ro. Sự xuất hiện của kênh tín phiếu gần như đang ảnh hưởng nhiều đến xu hướng dòng tiền mặc dù thị trường không thiếu vốn.
*) Phát hành tín phiếu tác động lớn tới các mục tiêu vĩ mô:
Thứ nhất: Chính phủ ban hành chủ trương “hạ lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế”. Vậy nên việc tăng lãi suất đi ngược lại với chủ trương này.
Tuy chống lạm phát mới là mục tiêu chính của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải lãi suất. Nhưng để lãi suất leo cao vượt mức, ảnh hưởng đến tiềm lực phát triển kinh tế thì một phần lỗi thuộc vào Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai: Mục tiêu phát hành trái phiếu của Ngân hàng Nhà nước thông qua thu hút dòng tiền từ tín phiếu, đây là tín hiệu về mục tiêu thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh lạm phát.
Dự tính thắt chặt chính sách tiền tệ đi kèm với lãi suất tăng cao khiến tâm lý đẩy lợi suất trái phiếu, bán ròng diễn ra mạnh. Việc này dẫn tới thị trường trái phiếu của chính phủ thứ cấp bị ảnh hưởng lớn.
Các phiên đấu thầu kỳ hạn 10 năm đã liên tục rớt thầu hoặc trùng với tỷ lệ thấp trong thời gian qua, tác động lớn đến kế hoạch huy động vốn của Bộ tài chính.
*) Ngưng phát hành tín phiếu tạo nên tín hiệu mới cho Chính sách tiền tệ:
Phát hành tín phiếu giúp “trục vớt” nội tệ dư thừa, duy trì lãi suất xoay quanh 3%. Do đó, việc phát hành tín phiếu là không cần thiết khi thanh khoản eo hẹp, khiến chính sách tiền tệ trở nên không rõ ràng.
Đây là việc làm đúng đắn cho thị trường khi việc ngừng phát hành tín phiếu đồng nghĩa sẽ có thêm 13.000 tỷ đồng quay lại hệ thống.
Trái phiếu Chính phủ cũng có những tín hiệu tích cực khi nhu cầu mua trái phiếu gia tăng.
Kết luận: Bài viết trên đây mang tính tổng quát về tín phiếu và vai trò của tín phiếu đối với nền kinh tế. Người đọc nên nắm bắt các thay đổi của thị trường để điều chuyển nguồn vốn và đầu tư hiệu quả.