Trong thời đại các nền kinh tế phát triển theo hướng mở rộng, xu thế toàn cầu hóa thì những giao dịch kinh tế, thương mại,... có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những vấn đề cơ bản của hoạt động tín dụng quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Tín dụng quốc tế là gì?
* Trước hết, ta cần tìm hiểu về ” tín dụng “
– Khái niệm:
Tín dụng xuất phát từ tiếng La tinh Creditium có nghĩa là tín nhiệm, tin tưởng.
Tín dụng trong tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng là sự vay mượn.
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay va người đi vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
– Bản chất: Định nghĩa tín dụng thể hiện ở ba nội dung cơ bản:
(1) Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng vốn từ người này sang người khác.
(2) Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời, đó là thời gian sử dụng vốn. Nó là kết quả của sự thỏa thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng vốn đó.
(3) Người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay cả gốc và lãi.
* Tín dụng quốc tế là vay và cho vay có sự tham gia của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa chủ thể của 1 nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc chung của tín dụng. Hay có thể hiểu đó là quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế,…
Tín dụng quốc tế tiếng Anh là ” International credit “
2. Đặc điểm của tín dụng quốc tế:
– Phản ảnh mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể kinh tế của một quốc gia với các chủ thể kinh tế của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
– Đây là một hình thức đầu tư gián tiếp.
– Đối tượng của tín dụng quốc tế có thể là hàng hóa ( dây chuyền sản xuất, thiết bị,…) cũng có thể là tiền tệ.
– Chủ thể tham gia có thể là chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc tế, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các cá nhân.
– Tín dụng quốc tế không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế là còn là yêu cầu khách quan để phát triển mở rộng mối quan hệ chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước.
3. Vai trò của tín dụng quốc tế:
– Đối với trong nước:
+ Giúp nền kinh tế – xã hội của các nước phát triển và tăng trưởng nhanh.
+ Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Góp phần năng cao đời sống nhân dân.
+ Là công cụ điều tiết nền kinh tế.
– Đối với quốc tế:
+ Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
+ Thu được nhiều lợi ích khách không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, xã hội, tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển ở các nước khác với những ưu đãi lớn.
4. Ưu điểm và hạn chế của tín dụng quốc tế:
– Ưu điểm:
+ Đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế – xã hội khi mà các nguồn vốn trong nước còn hạn chế.
+ Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác.
+ Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng của mình.
+ Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay, không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư.
+ Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vòng ảnh hưởng của mình
– Nhược điểm:
+ Hiệu quả sử dụng vốn thường thấp do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư mà hiệu quả sự dụng vốn sẽ phục thuộc vào nước đi vay.
+ Phụ thuộc vào nước cho vay.
+ Thay đổi cơ cấu kinh tế.
+ Ảnh hưởng môi trường.
+ Tín dụng quốc tế có rủi ro do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái quốc tế.
+ Bị phụ thuộc vào các yếu tố từ bên ngoài.
+ Là 1 hình thức tín dụng nên cũng chịu các rủi ro nói chung của tín dụng.
5. Nguyên tắc của tín dụng quốc tế:
Để tín dụng quốc tế vận động bình thường và phát huy hiệu quả đối với phát triển kinh tế hay tín dụng của các tổ chức tín dụng quốc tế hay tín dụng tư nhân đều phải quản lý tập trung. Tùy thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế khác nhau mà mức độ can thiệp của chính phủ vào việc sử dụng tín dụng có khác nhau. Mục đích của thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung là bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ tín dụng, bảo đảm các khoản tín dụng được sử dụng đung mục đích. Quản lý tập trung tín dụng quốc tế thể hiện vai trò quản lý và điều tiết kinh tế của chính phủ, chống vay nợ tràn lan, nhất là vay nợ của khu vực tư nhân nhằm tạo nên sự ổn định tài chính và kinh tế.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của tín dụng quốc tế:
– Bảo đảm lợi ích của các bên: Tín dụng quốc tế là quan hệ vay và cho vay sao cho hai bên đều có lợi nên phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Cụ thể là bên cho vay phải cấp tín dụng đầy đủ, đúng thời hạn, thuận lợi nhất cho bên đi vay. Bên vay phải trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Các thỏa thuận tín dụng phải được thể hiện băng những văn bản và chứng từ mang tính pháp lý, bất cứ bên nào vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của các bên còn đòi hỏi bên đi vay phải tạo điều kiện để bên cho vay giám sát khoản tín dụng và thu hồi vốn, lãi trong trường hợp cần thiết. Ngược lại, bên cho vay cung cần tạo ra điều kiện để bên vay sử dụng vốn có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận lớn nhất.
– San sẻ và giảm thiểu rủi ro: Tín dụng quốc tế phải dựa trên cơ sở chia sẻ rủi ro cho cả hai bên vạy và cho vay. Các nghiệp vụ tín dụng quốc tế có thể làm cho các rủi ro tín dụng rơi vào bên cho vay hay bên đi vay nhưng trong quá trình thỏa thuận, các bên sẽ cố gắng điều hòa để san sẻ rủi ro cho đối tác. Hơn nữa, tín dụng quốc tế chỉ đi đến thỏa thuận nếu hai bên vay và cho vay cố gắng chia đều rủi ro. Đông thời với san sẻ rủi ro, hai bên cũng phải tuân thủ các qui định để đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Cách thức đơn giản nhất là áp dụng tín dụng có bảo đảm
6. Các hình thức tín dụng quốc tế:
* Vay thương mại:
– Khái niệm: là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn thị trường, lãi suất do thị trường quyết định
– Đặc điểm:
+ Ngân hàng là người cung cấp vốn, không tham gia vào các hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn có các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro.
+ Chủ đầu tư nước ngoài hưởng lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả sử dụng vốn vay.
+ Tuy có ràng buộc nhưng vẫn có rủi ro rất lớn đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản.
* Viện trợ phát triển chính thức ( ODA )
– Khái niệm: là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của một nước viện trợ cho các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của nước này.
+ Viện trợ vì các khoản vay này thường không có lãi hoặc lãi suất thấp và cho vay với thời hạn kéo dài.
+ Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.
+ Chính thức vì nó thường là cho nhà nước vay.
– Đặc điểm:
+ Lãi suất thấp.
+ Trong nguồn vốn ODA luôn có 1 phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
+ Chủ yếu hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế,…
+ Đa số các nước khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh, quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị,… Về kinh tế dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, mở cửa cho hàng hóa từ các nước ngoài, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước họ.
* Ngoài ra, tùy theo các căn cứ, tín dụng quốc tế có thể phân chia như sau:
– Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng quốc tế có thể chia thành hai loại:
+ Tín dụng hàng hóa: là loại hình tín dụng mà nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa giữa hai bên.
+ Tín dụng tiền tệ: là lại tín dụng mà các ngân hàng thương mại cấp cho các doanh nghiệp dưới hình thức cho vay bằng tiền.
– Căn cứ vào chủ thể tín dụng, tín dụng quốc tế có ba loại
+ Tín dụng thương mại: là tín dụng giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và không có sự tham gia của ngân hàng
+ Tín dụng ngân hàng: là tín dụng của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dưới hình thức tiền tệ.
+ Tín dụng của các tổ chức tín dụng quốc tế.
– Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng quốc tế có ba loại:
+ Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 1-12 tháng.
+ Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1-5 năm.
+ Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–