Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau ta có thể phân loại tín dụng thành các loại khác nhau, căn cứ vào chủ thể tín dụng thì có thể phân loại tín dụng thành tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước. Tại bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về tín hiệu nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Tín dụng nhà nước là gì?
Tín dụng hay còn gọi là cho vay, là việc phát sinh từ nhu cầu cần vay tiền và bên đáp ứng được nhu cầu đó, bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận, có thể thấy đây là sự chuyển nhượng tạm thời. Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa người vay và người cho vay, ràng buộc bằng các điều khoản thỏa thuận thời gian vay, lãi suất, hình thức trả nợ,…
Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng do cơ quan Tài chính thực hiện. Nhà nước là người trực tiếp vay vốn ở trong nước và ngoài nước để giải quyết các nhu cầu của Ngân sách nhà nước. Bên cạnh hoạt động đi vay, thì Nhà nước còn thực hiện hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng Nhà nước thể hiện ở việc huy động vốn và sử dụng bốn đã huy động được
Tín dụng nhà nước tiếng Anh là: “State credit”.
2. Tại sao có tín dụng Nhà nước?
Nhà nước là chủ thể quản lý, điều hành toàn bộ đất nước. Mỗi quốc gia đều có một bộ máy nhà nước và ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của đất nước cũng như để bộ máy nhà nước đó tồn tại. Theo
Do vậy, trong trường hợp nhu cầu chi của ngân sách nhà nước lớn, những nguồn thu không đáp ứng được để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu hoặc kí hiệp định tín dụng để vay vốn nước ngoài.
Tiền đi vay sẽ được dùng trong hoạt động đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội và các đối tượng chính sách, là chức năng của Nhà nước. Nguồn đầu tư từ quĩ ngân sách nhà nước được thực hiện qua hai kênh: cấp phát và cho vay.
Ngoài ra, sự phát triển của tín dụng nhà nước tạo điều kiện để phát triển tín dụng ngân hàng, vì các giấy tờ có giá của tín dụng nhà nước là công cụ quan trọng để chiết khấu, cầm cố, tái chiết khấu, tái cầm cố tại ngân hàng.
3. Đặc điểm của tín dụng Nhà nước:
Nếu như Tín dụng thương mại là quan hệ vây mượn, sử dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau; tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các tần lớp dân cư thì tín dụng Nhà nước là quan hệ vay mượn giữa một bên là Nhà nước, một bên là các tầng lớp dân cư, các tầng lớp kinh tế- xã hội trong và ngoài nhà nước, từ đó có thể nhận ra được những đặc điểm khác biệt của tín dụng Nhà nước gồm:
Phạm vi huy động vốn của tín dụng Nhà nước rất rộng, vừa huy động vốn ngoài nhà nước, vừa huy động vốn trong nước như phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động tiền nhà rỗ của các tầng lớp dân cứ, vay nước ngoài hay các tổ chức quốc tế.
Đối tượng của huy động vốn của tín dụng Nhà nước bao gồm cả hàng hóa và tiền tệ.
Việc huy động vốn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tuy nhiên mang tính cưỡng chế, bắt buộc, nhằm đảm bảo Nhà nước tập trung nhanh, đầy đủ nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước một cách kịp thời.
Thời gian huy động vốn và sử dụng vốn trong tín dụng Nhà nước có thể trong khoảng thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
4. Nội dung của hoạt động tín dụng Nhà nước:
Hoạt đông tín dụng Nhà nước gồm hai nội dung chính đó chính là Nhà nước đi vay và hoạt động Nhà nước cho vay. Hiện nay, hoạt động Nhà nước đi vay chiếm ưu thế hơn cả.
Nhà nước đi vay.
Nhà nước đi vay bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu, kí kết các hiệp định vay nợ… tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt của ngân sách nhà nước và nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì. Các chủ thể cho vay với Nhà nước bao gồm: các cá nhân, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung ương, Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.
Tại
“3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.” (Điều 7 Luật Ngân sách Nhà nước)
Tại Nghị định 163/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định về việc vay ngân sách của Nhà nước tại Điều 4 như sau:
“2. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.”
3. Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.” (Khoản 2, Khoản 3 Điều 4).
“Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn. ” (Điểm d, khoản 5 Điều 4)
Từ các quy định trên, ta có thể thấy được phương thức đi vay, chủ thể vay, thời hạn đi vay của Nhà nước đối với từng loại ngân sách
Nhà nước cho vay.
Hoạt động này được thực hiện chủ yếu bằng tiền hoặc hiện vật tùy thuộc vào khả năng và tính chất của các nguồn vốn, nhu cầu sử dụng vốn của Nhà nước trong từng thời kì, nhưng chủ yếu là bằng tiền, còn hiện vật chỉ sử dụng ít trong một số trường hợp.
1. Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan tài chính chi bằng hình thức lệnh chi tiền để chuyển vốn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc chuyển trực tiếp theo hợp đồng cho tổ chức được vay trong trường hợp cho vay trực tiếp.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc cơ quan tài chính (trong trường hợp cho vay trực tiếp) có trách nhiệm quản lý, cho vay, thu hồi nợ gốc, lãi nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.”
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 163/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
– Thông tư số 342/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.