Tín chấp là một khái niệm đã quá quen thuộc với chúng ta, đây là một hình thức đảm bảo về mặt uy tín của cá nhân, tổ chức hay pháp nhân nào đó để thực hiện các nghĩa vụ cụ thể. Vậy để hiểu thêm về Tín chấp là gì? Đặc điểm, hình thức và nội dung tín chấp?
Mục lục bài viết
1. Tín chấp là gì?
Hình thức cho vay tín chấp khá phổ biến hiện nay, đây là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay. Các yếu tố được các tổ chức tín dụng thẩm định khi cho vay tín chấp gồm:
+ Uy tín của khách hàng: Địa vị, chức vụ khách hàng trong công ty, địa vị xã hội
+ Lịch sử tín dụng: Khách hàng đã từng vay nợ ở đâu chưa, hiện tại có đang vay ở đâu hay không, có bao giờ trả nợ trễ hạn không. Tổ chức tài chính, ngân hàng sẽ tra cứu được điểm tín dụng để quyết định có cho vay hay không thông qua CIC.
+ Thu nhập: Nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu, bao nhiêu một tháng
+ Uy tín của đơn vị, tổ chức, công ty: Nơi khách hàng đang làm việc.
Theo đó chúng ta có thể hiểu vay tín chấp theo cách đơn giản nhất đó chính là bên cho vay và bên vay đã có sự tin tưởng về uy tín, khả năng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Ví dụ: Ngân hàng ACB có sản phẩm vay tín chấp theo lương. Nếu như bạn có thu nhập từ lương và có nhu cầu vay số tiền là 80 triệu đồng. Trong trường hợp này bạn sẽ không cần phải thế chấp nhà hay xe mà chỉ cần nộp các chứng từ như chứng minh thư, sổ hộ khẩu,
2. Đặc điểm của vay tín chấp:
Thứ nhất về hình thức vay tín chấp thì không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.
Thứ hai, đối với hình thức này thì thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
Thứ ba, đối với phía người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.
Thứ tư, một đặc điểm đặc trưng của vay tín chấp đó là sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.
3. Hình thức vay tín chấp:
Tại Điều 345. Hình thức, nội dung tín chấp Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
“Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp”
Căn cứ vào quy định của Luật dân sự 2015 quy định như trên thì ta thấy vay tín chấp thuộc nhóm các biện pháp bảo đảm có tính chất đối nhân, là các biện pháp bảo đảm không cần tài sản đảm bảo. Tín chấp thuần túy là dùng uy tín để cam kết về khả năng trả nợ của bên có nghĩa vụ. Có thể thấy, so với các biện pháp bảo đảm khác như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…tính chất đảm bảo của tín chấp rất thấp. Vì vậy, việc cho vay có đảm bảo bằng tín chấp phải được lập thành văn bản và có xác nhận của tổ chức chính trị -xã hội đảm bảo bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Vì tín chấp được xem là một chính sách xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước, do đó, bên vay vốn phải là cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng vay vốn bằng biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Quy định chặt chẽ về hình thức nhằm đảm bảo tính xác thực của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp tín chấp. Quy định này nhằm đảm bảo các thông tin về bên vay là đầy đủ và xác thực, để hạn chế rủi ro, còn trên thực tế, khi bên vay không trả được nợ, thì bên nhận bảo đảm cũng không thể xử lý uy tín của tổ chức chính trị – xã hội để đảm bảo cho khoản vay được. Đó không phải yếu tố vật chất để có thể xử lý, thu hồi nợ.
Pháp luật cũng quy định rõ về nội dung của hình thức vay tín chấp cũng nhằm mục đích xác nhận đúng, đầy đủ thông tin về bên vay vốn. Vì chỉ cá nhân, hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện mới có thể vay vốn theo hình thức tín chấp, tránh việc cung cấp, tiếp nhận thông tin sai lệch đem lại rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, nội dung tín chấp bao gồm: số tiền vay, mục đích vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay, và tổ chức chính trị – xã hội đảm bảo bằng tín chấp.
4. Nội dung vay tín chấp:
Thứ nhất, về nội dung và lãi suất cho vay tín chấp thì trong hợp đồng cho vay phải ghi rõ số tiền vay và lãi suất. Số tiền vay là căn cứ để xác định lãi suất, số tiền vay càng nhiều thì lãi suất càng cao. Số tiền vay ghi nhận trong hợp đồng và số tiền vay trên thực tế phải trùng khớp với nhau, đó là căn cứ để xác định nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
Thứ hai, nội dung cần lưu ý đó chính là mục đích vay tín chấp, căn cứ vào quy định tại Điều 344
Cuối cùng đó là thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ vay tín chấp. Trong quan hệ cho vay bảo đảm bằng tín chấp có 03 chủ thể: bên cho vay là tổ chức dụng, bên vay là cá nhân – hộ gia đình, và bên đảm bảo bằng tín chấp là tổ chức chính trị – xã hội. Điều 46 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp như sau:
“Điều 46. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong tín chấp
1. Bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ:
a) Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc
sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
b) Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2. Tổ chức tín dụng cho vay có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;
b) Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
3. Người vay có quyền, nghĩa vụ:
a) Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;
c) Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;
d) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định”
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy pháp luật đã quy định rõ về việc các bên trong quan hệ phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Vì trong bất kỳ giao dịch dân sự nào, quyền lợi của bên này cũng tương ứng với nghĩa vụ của bên kia, quyền lợi của một chủ thể có được đáp ứng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể còn lại theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: