Biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại. Những đặc trưng cơ bản của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở lý luận về biện pháp bảo đảm tiền vay:
BLDS năm 2015 quy định có 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, Đặt cọc, Ký cược, Ký quỹ, Bảo lưu quyền sở hữu, Bảo lãnh, Tín chấp và Cầm giữ tài sản (Điều 292
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, vay vốn từ hoạt động cấp tín dụng tại NHTM là cách thức vay vốn chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và cũng là cách thức để NHTM sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi cho chủ thể có nhu cầu vay số vốn này. Để bảo đảm số tiền đã cho vay, NHTM sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để thiết lập và áp dụng các biện pháp mang tính chất dự phòng rủi ro nhằm bảo đảm việc trả nợ vốn vay, ngăn ngừa vi phạm và khắc phục những hậu quả do vi phạm nghĩa vụ trả nợ gây ra. Các biện pháp mà NHTM sử dụng để đảm bảo bên vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp này được gọi chung là các biện pháp “Bảo đảm tiền vay”.
Khái niệm “Bảo đảm tiền vay” không được quy định tại các BLDS năm 1995, năm 2005 và năm 2015 mặc dù trên thực tế, các biện pháp bảo đảm tiền vay được sử dụng rất thông dụng, đặc biệt là trong các giao dịch vay tiền tại các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng. Theo Từ điển Luật học, nhóm soạn thảo đã bên cho vay thu hồi nợ trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay”.
Pháp luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,
Tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng được quy định như sau:
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật. Từ các quy định pháp luật và các khái niệm trên, có thể hiểu:
Biện pháp bảo đảm tiền vay tại NHTM là sự thỏa thuận giữa NHTM và người vay hoặc giữa NHTM, người vay với người thứ ba dùng tài sản, uy tín của người vay hoặc của người thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán số tiền đã được NHTM giao cho người vay, xác lập quyền xử lý tài sản bảo đảm hoặc quyền yêu cầu của người thứ ba phải thực hiện nghĩa vụ này thay cho người vay khi người vay không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay, cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, lãi quá hạn, kể cả các khoản phí và phạt vi phạm theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
2. Biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại:
Trong hoạt động của NHTM, cho vay thông qua
– Biện pháp bảo đảm tiền vay không có đảm bảo bằng tài sản gồm: Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, Tổ chức tín dụng thực hiện chỉ định cho vay của Chính phủ (đối với tổ chức tín dụng nhà nước) và Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội trong trường hợp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay.
– Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản gồm: Cầm cố, Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
3. Những đặc trưng cơ bản của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại:
Thứ nhất, giá trị tài sản đảm bảo có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Đây là quy định rất tiến bộ của BLDS năm 2015, phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự và sự tự do kinh doanh của nền kinh tế thị trường vì trên thực tiễn, NHTM đánh giá khả năng trả nợ của bên vay để quyết định cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đánh giá dựa trên sự hợp tác kinh doanh trong thời gian dài để yêu cầu bên vay phải có tài sản bảo đảm hay không có tài sản bảo đảm để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Tuy nhiên, trong thực tiễn NHTM chỉ đồng ý nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm vì nếu tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giá trị nhỏ hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì bên vay tiền dễ phát sinh suy nghĩ không thực hiện nghĩa vụ, dẫn đến nguy cơ NHTM không thể thu hồi được tiền vay.
Thứ hai, Tài sản bảo đảm phải có khả năng xử lý nhanh để NHTM có thể thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí xử lý tài sản và giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại khi bên vay chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ cho NHTM.
Thứ ba, Tài sản bảo đảm phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để NHTM có quyền ưu tiên về xử lý tài sản, thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo đảm, tài sản phải được pháp luật cho phép giao dịch và tài sản phải có đủ cơ sở pháp lý để NHTM được quyền ưu tiên xử lý tài sản khi bên vay chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã được xác lập tại
4. Mối liên hệ giữa Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay:
Hợp đồng tín dụng là giao dịch dân sự giữa một bên cho vay là NHTM và một bên đi vay. Trong quá trình xác lập Hợp đồng tín dụng, NHTM và người đi vay thỏa thuận về việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và xác lập sự thỏa thuận này bằng một hoặc nhiều Hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trong thực tiễn của hoạt động cấp tín dụng tại NHTM, những thỏa thuận về hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ và mang tính ràng buộc lẫn nhau về mặt pháp lý.
Về nội dung, bảo đảm tiền vay là biện pháp phòng ngừa rủi ro và xác lập quyền xử lý tài sản bảo đảm để bảo đảm khả năng thu hồi tiền cho vay theo thỏa thuận và được xác lập trên cơ sở hợp đồng tín dụng. Phạm vi bảo đảm tiền vay có thể một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, nhưng chỉ nằm trong phạm vi nghĩa vụ phát sinh từ Hợp đồng tín dụng, bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi, nợ lãi quá hạn, tiền phạt vi phạm và các chi phí khác đã được thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.
Do đó, nếu Hợp đồng tín dụng vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng này thì hợp đồng bảo đảm tiền vay cũng bị chấm dứt. Nếu các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của hợp đồng tín dụng thì Hợp đồng bảo đảm tiền vay không chấm dứt. Tuy nhiên, nếu Hợp đồng bảo đảm tiền vay bị vô hiệu không làm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng tín dụng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Về hình thức, hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể là được thể hiện như một hợp đồng độc lập hoặc chỉ là điều khoản của Hợp đồng tín dụng, tuy nhiên, dù thể hiện dưới dạng hình thức nào thì với mối quan hệ về nội dung mà Tác giả đã phân tích, Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay có mối quan hệ giữa Hợp đồng chính và Hợp đồng phụ, hiệu lực của Hợp đồng bảo đảm tiền vay không phụ thuộc vào hiệu lực của Hợp đồng tín dụng, kể cả trong trường hợp Hợp đồng tín dụng bị vô hiệu.