Mỗi địa phương đều có những truyền thống độc đáo và đáng tự hào. Đó là những nét đẹp riêng mà không phải địa phương nào cũng có, để hiểu rõ hơn truyền thống của các địa phương, mời các bạn tham khảo bài viết về Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống hiếu học hay nhất:
- 2 2. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống yêu nước:
- 3 3. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống văn hóa của người Dao Đỏ:
- 4 4. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống cần cù, siêng năng:
- 5 5. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống hát dân ca quan họ Bắc Ninh:
- 6 6. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống tôn sư trọng đạo:
- 7 7. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống hiếu học ấn tượng:
1. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống hiếu học hay nhất:
Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. Tinh thần hiếu học đề cao sự học hỏi, không ngừng tiếp thu về tri thức, con người phát triển được giá trị cho bản thân và xã hội. Muốn nâng cao được tầm tri thức của mình, những truyền thống đó phải ngày càng được phát huy, đó là tinh thần ham học hỏi, nâng cao tri thức của bản thân, không ngừng phê và tự phê để trau dồi được những điều tốt nhất cho mình. Học hỏi không chỉ giúp họ phát triển được tri thức, nâng cao được giá trị cho bản thân, mà hiếu học còn để lại cho dân tộc những truyền thống văn hóa, đạo đức đáng quý của con người.
2. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống yêu nước:
Quê hương em có những truyền thống đáng tự hào nào? Câu trả lời của em là: Quê em có truyền thống siêng năng, kiên trì, hiếu hoc, đoàn kết, đặc biệt là lòng yêu nước
Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch Covid – 19 vừa qua. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Nhìn từ nguồn gốc dân tộc và vị thế địa chính trị, văn hóa của Việt Nam là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa. Vì vậy, ngay từ buổi bình minh lịch sử, khai thiên lập địa, dân tộc này luôn ý thức được rằng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn chung sức, đồng lòng, đoàn kết dân tộc. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, việc tập hợp, đoàn kết và huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia là chìa khóa chủ yếu dẫn tới thắng lợi. Toàn dân đoàn kết trở thành giá trị truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Đây là quan hệ nhân quả: đoàn kết tạo nên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công và đây cũng là truyền thống tự hào của quê hương em.
3. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống văn hóa của người Dao Đỏ:
Trong vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, nền văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ tỏa sáng qua trang phục độc đáo và tinh tế. Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ nổi bật với chiếc khăn đội đầu màu đỏ. Chiếc khăn đội đầu này có thể được trang trí với rất nhiều hình thù như vết chân hổ, cây vạn hoa… Trong trang phục truyền thống của người Dao Đỏ, chiếc áo dài là quan trọng nhất. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Hoa văn trang trí trên quần được thêu tỉ mỉ. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ-vàng-trắng, hình cây thông, hình chữ vạn, hình quả trám… Trang phục của người Dao Đỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc ở Tây bắc.
4. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống cần cù, siêng năng:
Đất nước ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, nhưng nói đến Tây Nguyên là nói đến những vườn cà phê xanh rì rào, những vườn chè mướt một màu xanh, những dây tiêu lắm hạt, những cây sầu riêng cao sai quả. Đó là những thành quả của một truyền thống tốt đẹp được hình thành lâu đời nơi đây – truyền thống cần cù lao động. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu, nước tưới,… con người nơi đây đã phát triển vùng đất này theo cách của họ. Họ trồng xen canh nhiều loại cây, chăm chỉ tìm tòi, học tập, cần mẫn chăm sóc cây trồng. Vào những ngày mưa, hình ảnh con người trong các khu vườn đang hái cà phê, bón phân, phát cỏ không hề ít. Họ làm từ sáng sớm đến tối mịt, chăm chỉ, cần cù từ ngày này qua ngày khác. Dần dần, nó trở thành nếp sống của những người lao động nơi đây – một trong những truyền thống tốt đẹp của vùng đất Tây Nguyên.
5. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống hát dân ca quan họ Bắc Ninh:
Người Việt ta luôn tự hào là “Đất nước ngàn năm văn hiến” với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc. Cho tới nay, hằng năm cứ từ ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch, các làng quan họ Bắc Ninh bắt đầu rộn ràng tiếng hát của các liền anh liền chị để chuẩn bị cho ngày hội quan họ. Những câu ca quan họ mộc mạc, nhưng rất trọng nghĩa tình giống như con người của vùng quê Kinh Bắc. Ngày 10 và 11 tháng giêng âm lịch, ở Bắc Ninh thường tổ chức những cuộc thi hát quan họ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.
6. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống tôn sư trọng đạo:
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:”Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy”. Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.
7. Tìm hiểu, giới thiệu về một truyền thống hiếu học ấn tượng:
Trong khu phố nhà em có rất nhiều tấm gương hiếu học và đây cũng là truyền thống tự hào ở quê hương em. Đó là truyền thống được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chị Ngọc là một điển hình trong số đó mà ai ai cũng biết, chị là một cô gái đầy nghị lực. Bố mẹ mất sớm, chị sống cùng bà ngoại và hai người em. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năm lớp 10 chị ấy nghỉ học để đi làm kiếm tiền trang trải gia đình. Hai năm sau, với sự trợ giúp của chính quyền và ủng hộ của mọi người, chị Ngọc quyết định đi học tiếp. Buổi sáng chị học ở trường, buổi chiều đi làm thêm, còn buổi tối về phụ gia đình. Tuy vất vả và có chút ngại ngùng vì đi học với các em nhỏ tuổi, nhưng chị ấy vẫn học tập chăm chỉ. Năm nay, chị Ngọc đã tự mình thi đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Chị đã trở thành tấm gương hiếu học sáng rọi cho em và các bạn nhỏ trong khu phố noi theo.
THAM KHẢO THÊM: