Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng là nội dung được nhiều bạn đọc quan tâm. Quang Dũng là một nhà thơ, nhà văn, người nghệ sĩ đa tài với phong cách viết văn giản dị mà khiến lòng người phải say đắm vô bờ. Không chỉ sáng tác văn học mà ông còn tham gia kháng chiến chống Pháp.
Mục lục bài viết
1. Đôi nét về tiểu sử cuộc đời của Quang Dũng :
Quang Dũng được biết đến là một người tài hoa, có tài vẽ, hát giỏi, thơ hay. Tác phẩm do ông sáng tác đều được rất nhiều người yêu thích tìm đọc.
1.1. Tóm tắt lý lịch của tác giả Quang Dũng:
Nhà thơ Quang Dũng sinh vào ngày 11/10/1921 và mất vào ngày 13/10/1988, Quang Dũng có tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh ra tại làng Phượng Trì, Huyện Đan Phượng, nay thuộc Hà Nội. Quang Dũng là nhà thơ được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng Quang Dũng xếp hạng nổi tiếng thứ 65.254 trên thế giới và đứng thứ 562 trong danh sách các nhà thơ nổi tiếng. Ngoài ra, Quang Dũng có người em ruột là Bùi Đình Đạm, là thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
1.2. Đôi nét tiểu sử cuộc đời Quang Dũng:
Tên tuổi của Quang Dũng được nhiều độc giả biết đến qua những tác phẩm Điển hình như Tây Tiến, Đôi bờ Đôi Mắt Người Sơn Tây, Quán bên đường…Thơ của ông mang những nét riêng mà không phải bất cứ Nhà thơ nào cũng có thể ghi chép theo, Cái chắc thơ của ông vừa hùng hồn vừa hào phóng nhưng lại pha một chút lãng mạn khiến cho biết bao người đọc phải thao thức.
Quang Dũng từng học tại ban trung học trường Thăng Long vào trước cách mạng tháng Tám và sau khi tốt nghiệp ông đã đi dạy trường tư ở Sơn Tây. Sau khi đi dạy được một khoảng thời gian thì ông đã tham gia quân đội nhân dân Việt Nam ngay sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công và ông trở thành phóng viên tiền phương của báo chiến đấu. Vào năm 1947 Quang Dũng được điều đi học tại trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khi hoàn thành khóa học, dưới sự đồng lòng và ủng hộ của mọi người, Quang Dũng đã được đề cử trở thành Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212 thuộc Trung đoàn 52 Tây Tiến. Với cương vị là một người đại đội trưởng, ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt 2 cùng các chiến sĩ mở đường qua đất Tây Bắc. Trong khoảng thời gian này ngoài việc đảm nhiệm nhiệm vụ của một đại đội trưởng thì ông còn được cử làm phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt.
Vào cuối năm 1948 sau khi chiến dịch Tây Tiến kết thúc thì ông được đề cử làm trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung Đoàn 52 Tây Tiến. Với tài năng hội họa và chất giọng say đắm lòng người, Quang Dũng lại tiếp tục được tiến cử làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Quang Dũng góp phần mang đến niềm vui niềm hạnh phúc cho các chiến sĩ trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, nó như một phần nào đó an ủi những mất mát đau thương mà họ đã và đang gánh chịu.
Trong thời kỳ này Quang Dũng không chỉ tham gia nhiều hoạt động kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà ông còn viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản, ngoài ra còn viết kịch. Quang Dũng có cơ hội tham gia triển lãm tranh sơn dầu cùng các họa sĩ nổi danh. Không dừng lại ở đó với một niềm đam mê ca nhạc mãnh liệt ông đã tham gia sáng tác, Bài hát Ba Vì của ông là một trong số những bài hát rất nổi tiếng ở trong khu kháng chiến và được rất nhiều chiến sĩ ngân vang ca hát mỗi ngày.
Người ta biết đến Quang Dũng không chỉ là một người họa sĩ có tài vẽ đẹp, một người sáng tác nhạc mang lại niềm vui cho đời mà còn là một nhà thơ nổi tiếng. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng phải nói đến là Tây Tiến Đây là bài thơ được viết vào năm 1948 khi ông tham dự đại hội toàn quân ở liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh, Hà Đông. Bài thơ với giọng điệu hào hùng một chút gì đó hùng chấm nhưng lại rất lãng mạn khiến bao con tim phải thổn thức khi ngân vang những lời thơ ấy.
Ông đã xuất ngũ vào tháng 8 năm 1951 sau một thời gian phục vụ kháng chiến cách mạng chống quân xâm lược Việt Nam. Vào năm 1954 Quang Dũng được đề cử trở thành biên tập viên tại báo văn nghệ sau đó chuyển về nhà sản xuất văn học.
Quang Dũng đã bị gửi đi chính huấn sau vụ Nhân Dân – Giai Phẩm, nguyên nhân là do thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc bấy giờ vì mang hơi hướng tiểu tư sản thiếu tính chiến đấu còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi được đông đảo độc giải yêu thích và mến mộ. Sau khi bị gửi đi chỉnh hướng thì Quang Dũng đã lui về bản thân trong cái nghèo nào và bị tật. Quang Dũng như bị ma 1 và mất đi trong âm thầm giống như những nhà thơ Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Điều này làm giấy lên biết bao nỗi thương xót, cảm thông cho số phòng của một nhà thơ, một nhà họa sĩ, một người nghệ sĩ tài hoa với biết bao nhiêu cống hiến để đời.
Quang Dũng mất vào ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội sau một thời gian dài đau ốm, bị bệnh tật dày vò đau khổ. Vào năm 2001 Quang Dũng được nhà nước truy tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật, và tác phẩm Tây Tiến được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc trung học phổ thông.
2. Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng:
Quang Dũng là một trong số những nhà thơ nổi tiếng và có nhiều tác phẩm để đời, khiến biết bao độc gia phải thao thức mỗi khi ngân nga những dòng thơ đầy lãng mạn ấy. Qua những tác phẩm thơ nổi tiếng, ta thấy rằng Quang Dũng không chỉ là một người rất hiền từ, sống tình cảm mà còn rất khiêm tốn, không khoa trương cũng không tự cao về tài năng của mình.
2.1. Đôi nét về sự nghiệp sáng tác:
Trong chặn đường sáng tác của mình, nhà thơ Quang Dũng đã mang đến cho đời những tác phẩm mang đậm dấu ấn thời kháng chiến cách mạng hùng hồn. Không chỉ là một cây bút văn xuôi mà Quang Dũng còn là một nhà thơ trữ tình, tài hoa. Thơ của ông như một niềm vui, niềm an ủi rất lớn đối với các chiến sĩ trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong số những bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng thì Tây Tiến được mệnh danh là đứa con tinh thần, là giọt máu của ông. Tây Tiến mang đậm chất hào hùng, oanh liệt kể về đoàn quân Tây Tiến oai phong, nhưng pha trong đó cũng có vương vấn một chút lãng mạn, nhẹ nhàng mà thấm đượm tình người thuần hậu. Chính vì vậy mà học sinh bậc trung học phổ thông nói riêng và nhiều người yêu thích thơ ca nói chung đều yêu thích Tây Tiến.
Thành công của Quang Dũng không chỉ dừng lại ở thơ mà còn có truyện ngắn và hồi ký. Nhiều tác phẩm của Quang Dũng được phổ thành nhạc, được nhiều người yêu thích.
2.2. Phong cách sáng tác của Quang Dũng:
Quang Dũng là nhà thơ có xuất thân từ làng quê bởi vậy ông mang trong mình một hồn thơ lãng mạn nhưng có nét phóng khoáng và hồn hậu. Quang Dũng được mệnh danh là một người nghệ sĩ đa tài, có chất giọng say đắm lòng người, có tài năng hội họa, sáng tác nhạc, viết truyện ngắn xuất bản, viết kịch…Đọc những tác phẩm của ông, hầu hết độc giả đều ấn tượng bởi phong cách sáng tác độc đáo và ấn tượng.
Thơ của ông mang nét riêng, không theo bất kỳ một trào lưu văn học nào nhưng vẫn có cho mình một chỗ đứng thật vững chắc trên thi đàn văn học Việt Nam. Dù có biết bao nhà văn trẻ tài năng ra đời nhưng độc giả vẫn luôn dành một sự yêu quý, mến mộ nhất định cho các tác phẩm của Quang Dũng. Tác phẩm của ông mang nặng cái hồn của dân tộc, được thể hiện qua lớp từ ngữ vô cùng phong phú đa dạng nhưng dễ hiểu. Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, đơn giản, không trau chuốt, gọt đẽo quá cầu kỳ nhưng vẫn vẻ nên được những bức tranh khiến người ta say đắm và thổn thức.
3. Những tác phẩm nổi tiếng của Quang Dũng:
Giữa hàng ngàn tác phẩm văn học trên thi đàn văn học Việt Nam, vô vàng thể loại thơ ca, truyện ngắn, ký sự, bút ký với đề tài, nội dung sáng tác phong phú nhưng những tác phẩm của Quang Dũng vẫn có một chỗ đứng nhất định. Những tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc bồi hồi, khó có thể quên. Cùng điểm qua một số tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ đa tài Quang Dũng nhé.
-
Mây đầu ô ( được sáng tác vào năm 1986 thuộc thể loại thơ )
-
Thơ văn Quang Dũng (được sáng tác vào năm 1988)
-
Mùa hoa gạo (được sáng tác vào năm 1950)
-
Bài thơ sông Hồng ( được sáng tác vào năm 1956)
-
Rừng Biển Quê Hương (được sáng tác vào năm 1957)
-
Đường lên châu Thuận (được sáng tác vào năm 1964)
-
Nhà đồi (được sáng tác vào năm 1970)
-
Làng Đồi đánh giặc (được sáng tác vào năm 1976)
-
Mây đầu ô (được sáng tác vào năm 1986)
-
Đôi mắt người Sơn Tây
-
Đôi bờ
THAM KHẢO THÊM: