Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Cao Bá Quát được chúng mình biên soạn giúp các em học sinh có thêm tài liệu về nhà thơ Cao Bá Quát để tham khảo phục vụ quá trình học tập. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Tiểu sử Cao Bá Quát:
Danh nhân lịch sử Việt Nam Cao Bá Quát sinh năm 1809 tại tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Ông sinh năm Kỷ Tỵ 1809. Cao Bá Quát được xếp hạng 76872 trên thế giới và thứ 20 trong danh sách những nhân vật lịch sử Việt Nam nổi tiếng.
Cao Bá Quát sinh ra trong một gia đình có truyền thống hành nghề thầy thuốc, ông nội là cụ Cao Huy Thiềm, cha ông là Cao Huy Sâm cả hai đều là những thầy thuốc nổi tiếng khắp vùng. Người anh em sinh đôi của ông là Cao Bá Đạt giỏi văn chương. Hồi nhỏ, gia đình không khá giả nhưng ông luôn nổi tiếng thông minh, hiếu học.
Năm 1831, ông thi đỗ Á Nguyên trong kì thi hương tại trường thi Hà Nội, lúc đó ông 22 tuổi. Ông thi thêm nhiều kỳ thi nữa nhưng đều trượt, từ đó ông bỏ thi và lang thang khắp nơi.
Năm 1841, ông được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử vào triều đình, ông được mời vào kinh đô giữ chức Hành tẩu bộ lễ. Sau đó, Cao Bá Quát được phân công làm giám khảo khoa thi tỉnh Thừa Thiên, ông cùng bạn Phan Nhạ sửa một số bài văn hay nhưng phạm phạm quy, để cứu vớt người tài. Khi việc bị phát hiện, ông bị giam xuống ngục và chịu sự khảo hạch rất tàn bạo. Sau này, khi triều đình đưa án lê, ông được chuyển từ án tử hình sang giam giữ chờ lệnh của vua Thiệu Trị. Sau gần 3 năm bị giam cầm, ông được triều đình thả nhưng bị chuyển về Đà Nẵng.
Khi phái đoàn của Đào Trí Phú sang Tân Gia Ba để xử lý công vụ, Cao Bá Quát được ân xá và được phép theo lập công chuộc tội. Khi hoàn thành công việc và trở về, ông được thăng chức làm chủ sự.
Năm 1854, ông không được triều đình sủng ái nên được bổ nhiệm về Sơn Tây làm giáo thọ ở Quốc Oai. Ông đã nản lòng và từ chức để trở thành cố vấn quân sự cho Lê Duy Cư chống lại Triều Đình. Ông cùng Lê Duy Cự đã tổ chức một cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương nhưng không thành công. Ông bị bắt và bị xử tử cùng với các con trai là Cao Bá Phùng và Cao Bá Phong ở tuổi 45.
2. Sự nghiệp văn chương Cao Bá Quát:
Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn tịch thu và đốt, cấm lưu trữ và lưu hành, vì vậy đã bị thất lạc không ít. Tuy nhiên, trước năm 1984, nhóm biên soạn Thơ văn Cao Bá Quát đã đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại bỏ những tác phẩm chắc chắn không phải của ông, số lượng tác phẩm còn lại đã lên tới hơn một nghìn tác phẩm viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.
Thơ và văn xuôi của ông đã phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới trong xã hội Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX.
Cụ thể, có 1.353 bài thơ và 21 tác phẩm văn xuôi, trong đó có 11 tác phẩm viết theo thể loại hồi ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này bằng chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Bằng chữ Hán, có nhiều bài thơ hơn, được tập hợp trong các tập sau: Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập.
Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình có phong cách viết độc đáo. Ông làm thơ rất nhanh, đôi khi “ứng khẩu thành chương”, nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc phong phú và sâu sắc. Và mặc dù hình ảnh trong thơ ông thường lãng mạn và mơ mộng, nhưng trong các tác phẩm viết về quê hương, ông sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực.
3. Một số bài thơ của Cao Bá Quát:
* Vô Đề
Thất mã tê phong huếch hoác lai,
Oanh doanh xa mã cộng trì hồi.
Viên trung hảo điểu liêu tiêu ngữ,
Dã ngoại kỳ hoa lác đác khai.
Bạch nhật sạ văn lôi hống động,
Thanh thiên hốt kiến vũ lài nhài.
Khù khờ thi cú đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Nhân Sinh Thấm Thoát
Nhân sinh thiên địa nhất nghịch lữ,
Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày.
Như chiêm bao, như bóng sổ, như gang tay,
Sực nhớ chữ “cổ nhân bỉnh chúc”.
Cao sơn lưu thuỷ, thi thiên trục,
Minh nguyệt thanh phong, tửu nhất thuyền.
Dang tay người tài tử khách thuyền quyên,
Chén rượu thánh, câu thơ thần thích chí.
Thành thị ấy, mà giang hồ ấy,
Đâu chẳng là tuyết, nguyệt, phong, hoa.
Bốn mùa xuân lại, thu qua,
Đời người thấm thoắt như là con thoi.
Cho hay kẻ thế người đời.
* Sa Hành Đoản Ca
– Phiên âm:
Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang uý lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc, sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam, ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập?
– Dịch thơ
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng lam chi trên bãi cát?
Hơn Nhau Một Chữ Thì
Chẳng lưu lạc dễ trải mùi trần thế,
Còn trần ai khôn tỏ mặt công hầu.
Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu,
Muốn đại nhiệm hãy dìm cho lúng túng.
Thân hệ bang gia chung hữu dụng,
Thiên sinh hào kiệt bất ưng hưu.
Hãy bền lòng, chớ chút oán vưu,
Thời chí hĩ, ngư long biến hoá.
Thôi đã biết cùng thông là mệnh cả,
Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi.
Hơn nhau cũng một chữ thì.
* Tài Hoa Là Nợ
Thương những kẻ giai nhân tài tử,
Trót đa mang vì một chữ tình.
Nghĩ nguồn cơn thẹn với trời xanh,
Tưởng nông nỗi giận cùng trăng bạc.
Tương tiếu nhất thanh song lệ lạc,
Khả liên bán điểm thấp châu huyền.
Trách vì phận lại giận vì duyên,
Duyên phận những vì tình nên nông nỗi.
Dẫu dạ sắt gan vàng cũng rối,
Vần ruột tằm lắm mối càng đau.
Tương tư ai để cho nhau.
* Chiêu Quân
– Phiên âm:
Hán triều mạc sát Mao Diên Thọ,
Tái thượng Hồ già chỉ tự bi.
Nhi nữ tổng đa trường đoạn xứ,
Cổ kim chung hữu mạo lai thì.
– Dịch thơ:
Hán triều từng giết Mao Diên Thọ,
Kèn rợ Hồ buồn chốn ải quan.
Nhi nữ ai hay đau đứt ruột,
Xưa nay nhan sắc vốn đa đoan.
* Độc Dạ Cảm Hoài
– Phiên âm:
Tân trướng sinh tàn dạ,
Sơ hàn tống miểu thu.
Tuế thời song bệnh nhãn,
Thiên địa nhất thi tù.
Ỷ chẩm khan trường kiếm,
Hô đăng kiểm tệ cừu.
Cưỡng liên tâm lực tại,
Cơ ngoạ bất câm sầu.
– Dịch thơ:
Con nước mới, giục đêm tàn,
Rét đầu mùa, tiễn muộn màng cảnh thu.
Tháng ngày đôi mắt mịt mù,
Giữa đất trời, một anh tù làm thơ.
Trông gươm tựa gối bơ phờ,
Gọi đèn xem lại xác cơ áo cừu.
Xót mình tâm lực cạn đâu,
Mà thân giam hãm mối sầu khôn nguôi!
* Thanh Nhàn Là Lãi
Xử thế nhược đại mộng,
Hồ vi lao kỳ sinh.
Kiếp phù sinh vinh nhục, nhục vinh,
Liếc mắt đám mây trôi mấy chốc.
Con tạo vật bắt đeo râu tóc,
Nợ tang bồng phải giả mới là giai.
Mảnh áo xiêm buộc lấy cái hình hài,
Ngoài nghìn dặm chửa chồn chân ngựa ký.
Hiền ngu thiên tải tri thuỳ thị,
Phú quý bách niên năng kỷ hà.
Hội công danh nhớn nhỏ cũng là,
Thôi mặn nhạt đã trải qua mùi thế.
Tìm thú cũ hỏi thăm sơn thuỷ,
Chén hoàng hoa ngồi lắng ngọn thu phong.
Thảnh thơi một giấc bắc song.
THAM KHẢO THÊM: