Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia mang đến cho quý bạn đọc những tiểu phẩm về an toàn giao thông mang tên Bài học trên đường; Lỗi tại ai; Nhà quê ra phố. Mong qua đấy giúp quý bạn đọc có thêm những ý tưởng hay để xây dựng kịch bản tiểu phẩm dành chiến thắng trong Hội thi an toàn giao thông:
Mục lục bài viết
1. Tiểu phẩm dự thi An toàn giao thông “Bài học trên đường”
Phân vai:
– HS1 và HS2: Trong vai học sinh đi xe lạng lách trên đường.
– HS3 và HS4 : Trong vai học sinh đang bộ.
– HS5: Trong vai cụ già
Kịch bản:
Sau giờ tan học: HS1 và HS2 lái xe máy điện lạng lách trên đường; HS3 và HS4 thì đi bộ trên vỉa hè.
– HS1: Các bạn ơi, “Không chê anh nghèo, lên xe anh đèo”.
– HS3: Các cậu đi xe kiểu ấy ai mà dám đi cùng.
– HS4: Các cậu đi cẩn thận kẻo tai nạn!
– HS2: Khỏi phải lo, bọn tớ lâu trước giờ vẫn đi như vậy, chả làm sao. Đúng là mấy ông cụ non.
– HS1: Không đi thì mặc kệ chúng nó. Mình đi tiếp nào!
(HS1 và HS2 đi xe tiếp và lạng lách trên đường, va vào một cụ già đang sang đường và cũng ngã ra đường)
– HS5: ối giời ơi! Chúng mày đi xe kiểu gì thế hả? Con cái nhà ai đây.
(HS3, HS4 chạy tới đỡ cụ già dậy).
– HS4: Bà ơi, bà có sao không?
– HS5: Bà không sao? (Nhìn sang 2 cháu đi xe đạp và hỏi) Thế hai cháu kia có làm sao không?
– HS1, HS2: Cháu xin lỗi bà, Bọn ….cháu … không sao.
– HS5: Lại đây ta xem nào. Ờ, hai cháu không sao là tốt rồi, nhưng đi kiểu này có ngày chết oan mà chết cả người khác đấy cháu ạ.
+ Để phòng tránh tai nạn như thế này mà chương trình ti vi, đài báo ngày nào người ta cũng phải tuyên truyền về an toàn giao thông, họ nói về tai nạn xảy ra ở chỗ này, chỗ kia để cảnh báo mọi người biết mà thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Đi xe như thế này chắc các cháu cũng chẳng thèm xem à.
+ Các cháu ạ, cũng chính vì không tuân thủ luật lệ về luật an toàn giao thông mà ông đã có một câu chuyện thật buồn.
– HS2: Dạ chuyện gì thế hả bà?
– HS5: Các cháu cất dựng xe lên để gọn vào đây, mình nghỉ ngơi một tí xong bà sẽ kể cho các cháu câu chuyện này.
(Dắt xe lên vỉa hè)
– HS5: Chuyện đã xảy ra cũng đã mấy chục năm nhưng đến giờ vẫn đeo bám ta. Lương tâm vẫn cứ dằn vặt ta cho đến tận bây giờ.
Hồi đó, ta là sinh viên năm cuối của trường sư phạm. Cũng sắp trở thành một giáo viên rồi. Sắp ra trường ta có nhờ một anh bạn cùng lớp đến dạy học lái xe máy. Cậu ta muốn biểu diễn trước vài bài, lượn lờ trên đường còn ta ngồi yên sau. Nào ngờ cậu ta bất ngờ tăng tốc, lạng lách cua người vừa đi tránh những chiếc xe đang đi trên đường. Đúng là tuổi trẻ bồng bột.
Chẳng may, khi vừa quay đầu lại đăng sau, không chú ý đến phía trước có ổ gà. Cậu ấy đâm vào nó xong mất lái rồi đâm mạnh xe vào cột mốc ở lề đường. Lúc ta tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Bố mẹ thì ngồi cạnh đã khóc sưng cả mắt. Mẹ nhẹ nhàng an ủi: “Con chỉ bị gãy một chân thôi còn bạn con thì … thì … mất rồi.”
Các cháu không thể hiểu được, cảm giác ta lúc ấy như trời sụp xuống, tầm nhìn tối sầm lại, tinh thần hoảng loạn một thời gian mà không thể nào học tiếp được nữa. Mãi đến sau này mới bình tâm trở lại. Giá như lúc ấy, chúng hiểu biết về luật an toàn giao thông, nghiên chỉnh chấp hành luật lệ thì đâu đến nỗi đáng tiếc như thế này. Đời người không ai biết trước được điều gì. Thế mà một số người có cơ hội được tìm hiểu về luật ATGT mà lại không chấp hành tốt để tai nạn xảy ra, lại có những việc làm đem nỗi bất hạnh đến cho chính mình và người khác chẳng liên quan.
– HS3: Đấy hai bạn đã nghe rõ rồi chứ?
– HS1, HS2: Dạ cháu xin lỗi bà ạ
– HS2: Thật ra, chúng cháu cũng chỉ muốn thể hiện một chút, thích đua đòi sĩ diện mà không nghĩ đến việc an toàn giao thông.
– HS1: Dạ đây cũng là bài học nhớ đời cho bọn cháu, may mà bà tha cho.
– HS5: Ừ biết thế, có lỗi mà biết sửa lỗi thế là tốt rồi. Cũng may là ta không bị làm sao. Các cháu cũng không phải lo, lo chuyện học hành cho tốt vào.
– HS4: Bà ơi, thực hiện tốt luật ATGT là giữ an toàn cho chính mình và mọi người bà nhỉ.
– HS5: Đúng rồi đấy.
– HS4: Câu chuyện ngày hôm nay, chúng cháu xin phép sẽ kể lại cho các bạn trong lớp nghe để mọi người cũng tiếp thu nhé ạ.
– HS 5: Được, được! chúc các cháu an toàn, học tốt.
– Đồng thanh: An toàn là bạn – Tai nạn là thù. ATGT là không tai nạn. – Mỗi chúng ta phải ý thức trách nhiệm của mình để lập lại trật tự ATGT.
2. Tiểu phẩm dự thi An toàn giao thông ỗi “Lỗi tại ai”
Ba (nhìn đồng hồ đeo tay): Trời ơi, vừa qua nhà chú Sáu uống mấy chén trà mà đã đến giờ đưa bọn trẻ con đi học rồi, nhanh quá. Ngày nào cũng chạy đi chạy lại đưa đón thế này là hết ngày và thời gian của tôi.
Con: Bố, bố xong chưa? Nhanh lên, tôi muộn học rồi.
Ba: ừ ừ… để bố dẫn xe ra ngay.
(Dắt xe ra, lẫy mũ bảo hiểm treo ở xe đội vào đầu)
Con: Ơ, sao mỗi bố đội mũ, còn mũ bảo hiểm của con đâu?
Ba: Ôi không làm sao đâu, từ đây đến trường không xa, trên đường cũng không có cảnh sát, mà con cũng là trẻ con không ai để ý đâu.
Con: Nhưng hôm qua cô giáo dặn mà bố. Hôm nay trường mình có mấy chú công an đến tuyên truyền luật giao thông đó ạ.
Ba: Thôi nhanh khẩn trương lên xe đi, muộn học rồi. Đi sớm mấy chú đấy chưa kịp đến đâu
Con: Nhưng mà….
Ba: Có lên xe không thì bảo này … muộn cả giờ làm của ba bây giờ.
Con: Vâng vâng (nhăn nhó).
(Leo lên xe và phóng đi. Đi đến đón Uyên đi học cùng)
Uyên: Sao hôm nay bác Năm lâu thế? sắp muộn học rồi ạ,
Ba: Hôm nay con Vy cữ cãi nhau với bác nên lâu thế đấy. Được rồi, Nhi ngồi lên đằng trước, Uyên lên đằng sau ngồi đi, lẹ lên.
Con: Con ngồi chật lắm rồi ba ơi!
Uyên: Con cũng ngồi chật lắm bác Năm ơi.
Con: Còn con ngồi đằng trước, lần nào bác cũng lấn con muốn rớt xuống dưới luôn đấy ạ.
Ba: Mấy đứa hôm nay lắm chuyện thế, tao chở tụi bây đi học như thế này suốt từ hồi đầu năm tới bây giờ chứ có phải mới đây sao mà chật với chội.
Uyên: Dạ, thì tụi con đã nói với bác từ đầu năm tới giờ là đi hai xe mà các bác không chịu nghe, tụi con ngồi chật lắm, mà bọn con không đội mũ bảo hiểm cũng bị cô giáo nhắc hoài ấy.
Ba: Mệt tụi bay quá, tao chở tụi bây hoài có té lần nào đâu mà lo.
Uyên: Uả, vậy sao có mình bác đội mũ bảo hiểm?
Ba: Ừ … thì tao là người lớn, chảnh sát giao thông chỉ nhìn vào tao thôi chứ không nhìn trẻ con tụi bây.
Con: Sao hồi nãy ba nói giờ này làm gì có công an.
Uyên: Bác chở thế này là vi phạm luật giao thông rồi đấy ạ.
Ba: (bực mình, gắt lên) Thôi nhanh lên, nói nhiều quá, lên xe đi, tao chở ù một cái vèo là tới trường liền.
(Ủ rũ leo lên xe và phóng đi)
Hân từ cổng trường băng qua đường mua bánh để ăn sáng. Xe tránh bạn Hân mà ngã ra đường. Cả 3 người cùng té ngã trước cổng trường, mẹ Hân còn ở gần đó nên vội chạy đến
Mẹ Hân (bực tức): Trời ơi anh chạy xe cái kiểu gì vậy hả?
Ba: Ui cha, tại con bà chứ sao tại tôi, nó chạy sang đường thế ai mà tránh được.
Nhi: Em có sao không vậy?
Hân Hân: Em bị trầy tay chân thôi ạ.
Mẹ: Trầy sao được mà trầy, anh đền tiền cho tôi về mua thuốc cho con tôi nữa chứ.
Ba: Tại con bà chứ tại tôi sao mà đền hả?
HS: Chúng em chào cô ạ!
Cô giáo: Uả, sao các em không vào lớp, 3 đứa bị sao vậy?
Con: Dạ, ba em chạy xe tới đây thì có em nhỏ băng qua đường nên ba em đụng trúng ạ.
Cô giáo: Tụi em có sao không?
HS: Dạ, tụi em không sao ạ.
Mẹ Hân: Chào cô giáo, cô xử dùm tôi coi, anh này chạy xe đến cổng trường mà lại chạy quá nhanh nên đụng phải con tui đấy.
Ba: Cô giáo đấy à, tôi đang chạy xe mà con bé chạy qua đường thì làm sao mà tôi tránh kịp.
Cô giáo: Thê anh điều khiển xe như thế nào?
Cha: Có 3 đứa chứ bao nhiêu, con tôi và 2 cháu kia.
(Cô giáo nhìn hai bạn đều không đội mũ bảo hiểm)
Cô giáo: Thôi tôi hiểu rồi, tôi mời anh chị và các cháu vào văn phòng trao đổi một chút, ở đây là cổng trường không tiện đâu ạ.
(Đi vào văn phòng)
Mẹ Hân: Thế nào, cô giáo nói đi.
Cô giáo: Để tôi hỏi Hân đã. (quay qua Hân và hỏi): Cô thấy con vào trường rồi, con chạy qua đường làm gì vậy?
Hân: Dạ, …. con đi mua bánh để ăn sáng.
Cô giáo: (quay qua mẹ Hân) Chị à, cháu nó mới học lớp 1, chị nên cho cháu ăn sáng luôn ở nhà hoặc mua sẵn sữa và bánh cho cháu mang theo, chứ để cháu tự chạy qua chạy lại trước cổng trường mua như vậy rất nhiều xe cộ nên nguy hiểm lắm, may mà cháu không sao.
Mẹ Hân: Tôi biết rồi, từ nay tôi sẽ đem sẵn bánh sữa bỏ vào cặp cho cháu, có gì chắc tôi không sống nổi quá cô giáo ơi.
Ba: Thấy chưa, tôi đã nói lỗi tại con bé mà
Cô giáo: Thưa anh, lỗi ở anh là nhiều hơn đấy ạ. Đây là 3 em học sinh của lớp tôi, tuần nào các em cũng bị nhắc nhở về việc đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tôi đã nhắc các em về nói với người thân nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, tôi cảm thấy rất buồn lòng.
Ba: Nhà ngay đây, đi có một đoạn nên tôi nghĩ là không xảy ra chuyện gì được.
Cô giáo: Nhưng theo đúng luật giao thông và quy định của nhà trường thì anh phải cho các cháu đội mũ bảo hiểm ạ. Thực tế thì hôm nay cũng đã xảy ra tai nạn đấy thôi. Cũng may là các em không bị làm sao. Nếu có chuyện xảy ra với bọn trẻ thì anh tính sống thế nào đây.
(Lúc này, có chú ông an đến để tuyên truyền an toàn giao thông bước vào văn phòng)
Công an: Chào mọi người ạ, tôi là Đạt là và đây Thanh, chúng tôi là công an giao thông hôm nay được nhà trường mời đến đây để sinh hoạt tuyên truyền chấp hành luật giao thông cho các em học sinh.
Cô giáo: Chào anh, may quá, vậy sẵn có anh ở đây, tôi nhờ anh giúp tôi
Công an: Có chuyện gì thế cô giáo?
Cô giáo: À, Chuyện là thế này, anh phụ huynh này chở 3 em đi học mà không cho các em đội nón bảo hiểm, khi đến cổng trường anh lại chạy nhanh nên đụng phải học sinh ạ.
Công an: Anh ạ, anh chở đến 3 cháu với cả anh trên 1 xe là đã vi phạm quy định về an toàn giao thông. Hơn nữa, anh không cho các cháu đội mũ bảo hiểm như thế là rất nguy hiểm, mũ bảo hiểm là để bảo vệ an toàn phần đầu cho người tham gia giao thông, người cầm lái lẫn người ngồi phía sau nếu có xảy ra tai nạn. Còn nữa, theo quy định, khi tới gần trường học anh phải giảm ga và chạy thật chậm nhưng anh lại chạy rất nhanh nên mới gây ra tai nạn.
Ba: Vì sắp vào lớp nên tôi chạy nhanh thật, nhưng cũng tại con bé này tự nhiên ở đâu chạy qua xe tui, sao tui tránh kịp.
Công an: anh có thấy biển báo trường học đằng kia không? Cổng trường là nơi tập trung nhiều học sinh, nhất là vào các giờ cao điểm. Tất cả các phương tiện giao thông đều phải chạy chậm và quan sát kỹ để đảm bảo an toàn cho các cháu.
Ba: Thế việc này là lỗi do ai?
Công an: Đây là lỗi của cả 2 bên. Lỗi của anh là chạy quá nhanh trước cổng trường. Lỗi của bé này là qua đường không quan sát xe cộ. (Quay qua mẹ và nhắc nhở) Chị nên nhắc nhở cháu cẩn thận khi qua đường 1 mình nghe chị.
Mẹ Hân: Tôi biết rồi, cảm ơn chú.
Công an: Anh biết không, hiện nay ở các trường học có rất nhiều phụ huynh chở con em đi học nhưng lại không đội mũ bảo hiểm cho các cháu, điều đó vừa gây nguy hiểm cho các cháu, vừa ảnh hưởng đến nhà trường và còn làm mất đi nét văn hóa giao thông học đường đấy .
Con: Đấy! Ba nghe mọi người nói chưa ba, chúng con được học nội quy an toàn giao thông ở trường rồi nên tụi con ai cũng hiểu luật hết, tại tụi con nói mà ba không chịu nghe.
Ba (Quay sang mẹ Hân và nói): Tôi xin lỗi chị, chị bỏ qua cho tôi nhé
Mẹ: Không sao đâu anh, tôi cũng thấy ngại quá vì đã bắt anh đền tiền.
Ba: (Quay sang công an và cô giáo). Chú công an và cô giáo bỏ qua cho tui nghe, bọn trẻ bây giờ được nhà trường dạy văn hóa giao thông hay quá, đứa nào cũng tiếp thu tốt hết. Tôi đã từng tuổi này mà kiến thức về giao thông còn kém quá.
Cô giáo: Anh hiểu được như vậy là tốt rồi. Các em về lớp chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần đi, sẵn đây tôi mời anh và chị ở lại trường để nghe các anh công an tuyên truyền về luật giao thông nhé.
Cha, mẹ: Vâng, vậy cũng được. Tôi cảm ơn cô giáo
Cô giáo: Vậy thì chúng ta cùng hô to khẩu hiệu AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ nhé!
Tất cả cùng đồng thanh: AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ.
3. Tiểu phẩm dự thi An toàn giao thông “Nhà quê ra phố”
Bố (Ngồi hút thuốc lào): Không biết thằng Minh nó đi đâu rồi nhỉ nhỉ?
Mẹ: Đi chưa ông ơi? Sắp đến giờ rồi đấy!
Bố: Đi làm sao được? Thằng Minh đã về đâu mà đi. Thế con Lan đâu?
Lan: Con đây ạ.
Bố: Thôi không đợi nó nữa, mày xuống lấy xe đưa bố và mẹ mày đi ăn cưới.
Lan: Không được đâu bố ạ, con chưa có giấy phép lái xe mà.
Mẹ: Ôi cần gì giấy phép, đi được là được, cái xe bò to thế mày còn lái được cơ mà.
Lan: Không được đâu mẹ ạ, ở trường con đã được học luật giao thông rồi mà.
Bố: Con này, học với chả hành – Mày không lái thì tao lái.
Lan: Kìa bố – bố không hiểu luật giao thông nhớ ra đường gặp tai nạn thì sao?
Mẹ: Lan à, tao với bố mày ngã suốt có sao đâu.
Lan: Kìa bố, bố không được chở 3 người. Mà mũ bảo hiểm của bố không có quai kìa.
Bố: Con này mày lắm chuyện, tội đâu tao chịu, ngồi lên nào.
Lan: Kìa bố – bố đi chậm thôi, đằng kia có đèn đỏ kia kìa!.
Mẹ : Ôi dào ôi. Có mỗi cái đèn đỏ mà lắm người xem thế!
Bố: Xanh với đỏ cái gì. Chờ đèn đỏ thì đến bao giờ mới đến nơi.
Lan: Ơ bố vượt đèn đỏ rồi.
Công an: (Tuýt còi) Cháu chào bác, yêu cầu bác xuất trình giấy tờ.
Bố: Cán bộ à. Gia đình tôi ăn cưới mà, có đụng vào ai sao mà giữ lại, vớ va vớ vẩn.
Lan: Bố ơi, bố đã vi phạm luật giao thông mà vẫn cãi lại.
Mẹ: Con trẻ con ngồi phía sau thì biết gì?
Cảnh sát: Anh có biết mình đã vi phạm điều gì không?
Bố: Cán bộ, ba người con vẫn ngồi trên xe, xe vẫn di chuyển và không bị ngã.
Cảnh sát: Được rồi, để tôi nói cho bạn biết. Lỗi đầu tiên của bạn là đội mũ bảo hiểm không quai.
Bố: Cán bộ, nhà tôi nhiều chuột đến nỗi cắn đứt dây mũ của tôi, nhưng đó không phải lỗi của anh.
Cảnh sát: Lỗi thứ hai là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và thậm chí vượt đèn đỏ.
Bố: Ở cột đèn nó đứng yên. Nó đang chạy và tôi phải vượt qua nó?
Cảnh sát: Tôi yêu cầu anh nghiêm túc, lỗi thứ ba là bạn chở quá số người quy định.
Bố: Ồ, ở trong làng bố vẫn chở bốn người lên dốc, xe vẫn chạy ầm ĩ.
Cảnh sát: Anh nhìn đây, khi đèn đỏ tới, mọi người dừng lại và bạn vượt qua.
Dừng lại đi. Bây giờ xin vui lòng xuất trình tài liệu của bạn để chúng tôi có thể lập biên bản.
Bố: Giấy tờ gì? Giấy mới tinh. Sao nói nhiều thế?
Cảnh sát: Không, đó là quy định.
Mẹ: Thôi đi ông, cứ làm theo đi, tôi có đầy đủ giấy tờ rồi.
Lan: Đúng rồi bố ạ.
Bố: Giấy tờ đây.
Cảnh sát: Chú ơi, đây không phải giấy tờ của chú,
Bố: Đúng rồi, tờ giấy này là của Minh, con trai tôi.
Cảnh sát: Vậy bằng lái xe của anh đâu?
Bố: Ồ, bố không có, ai có giấy cũng được, giấy nào cũng chỉ là giấy. quá nhiều công việc
Cảnh sát: Vậy là anh còn một vi phạm nữa là lái xe phân khối lớn mà không có bằng lái xe. Từ những sai sót trên chúng tôi giữ lại giấy tờ, phương tiện. Hãy đến cơ quan công an để giải quyết vấn đề này.
Mẹ: Ồ thật đấy, mẹ tưởng đó chỉ là tiền đặt cọc thôi. Thu thập và sau đó lấy một cái gì đó để đi.
LAN: Con đã nói rồi bố ơi, bố không nghe con đâu.
Bố: Ờ, bố không biết.
Này, đừng dựa vào cảnh sát để bắt nạt người dân. Tôi sắp kiện – Tôi sắp kiện.
Giáo viên: Ồ nhìn kìa. Chào các bạn, chào các đồng chí công an.
Lan: Vâng, xin chào.
Cảnh sát: Chào thầy.
Bố: May quá có thầy ở đây.
Thầy: Bác ơi, xin hãy bình tĩnh. Vừa rồi tôi đi ngang qua và nghe được câu chuyện. Theo tôi, các đồng chí công an đã xử lý đúng quy định.
Bố: Có chuyện gì thế? Nhưng vừa rồi tôi không đụng phải ai cả.
Thầy: Đụng phải người khác không phải lỗi của em.
Ở trường, con đã học luật giao thông, hãy kể cho bố nghe những gì bố đã vi phạm.
Lân: Vâng. Bố đã vi phạm điều 30, khoản 2 luật giao thông đường bộ. Khi điều khiển xe ô tô 2 bánh, xe máy 3 bánh phải đội mũ bảo hiểm có dây cài đúng quy cách.
Bố: Bố đã bảo con chuột sẽ cắn dây mũ của con mà.
Giáo viên: Hãy bình tĩnh và để con nói xong.
Lan: Theo Điều 30 khoản 1, người đi xe máy chỉ được phép chở 1 người, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu hoặc chở trẻ em dưới 4 tuổi thì được phép chở 2 người.
Bố: Hehe, con gái Lan của tôi 13 tuổi.
Lan: Ồ, em 15 tuổi.
Mẹ: Lan – con ngốc thế à? Bạn có muốn bố bạn bị trừng phạt không?
Bố: Con có muốn bố bị phạt không? Bạn thật ngu ngốc?
Thầy: Đừng mắng em nữa, em là học sinh của tôi, tôi biết điều đó. Cứ tiếp tục nói đi.
Bố: Được rồi, không cần nói nữa.
Hehe – Chắc là tôi đã nhầm khi nói câu đó.
Cảnh sát: Vậy bây giờ bạn nói cảnh sát cũng bắt nạt người dân.
Bố: Bố biết lỗi rồi, phạt bao nhiêu?
Giáo viên: Thưa ngài! Áp dụng mức phạt của luật giao thông đường bộ: đội mũ bảo hiểm không quai đúng quy cách, mức phạt sẽ từ 100 đến 200 nghìn đồng. Chở quá số người quy định sẽ bị phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng, không chấp hành đèn giao thông sẽ bị phạt từ 200 đến 400 nghìn đồng.
Bố: Ôi trời 100 nghìn – 200 nghìn – 400 nghìn
Công an: Và lỗi cuối cùng là không có bằng lái xe bị phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu hai trăm đồng.
Mẹ: Ôi trời, phạt nhiều thế thì con có bán xe đi nộp phạt không?
Lan: À, tôi đã nói với bạn rồi. Bố có nghe thấy con nói không?
Bố: Ờ, bố không biết.
Tôi nghĩ nó giống như lái một chiếc xe bò, nhưng bạn đã học luật giao thông và bạn không nói với tôi.
Ôi chúa ơi, thật là lãng phí rất nhiều gạo.
Lan: Thế bố không cho em nói gì à?
Mẹ: Được rồi, có lẽ mẹ và con nên đi học luật giao thông. Đúng ! Nếu không học, bạn sẽ lái xe bò ra đường.
Bố: Báo thầy, báo công an, ngày mai vợ chồng tôi phải học luật giao thông và lấy bằng lái xe.
Thầy: Vậy là hai em đã hiểu được vấn đề rồi. Chúng ta phải