Thư tín được xem là một loại văn bản chứa đựng nhiều thông tin mà cá nhân muốn báo cho một người hoặc nhiều người khác biết. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì hình thức thư tín rất đa dạng. Vậy có thể hiểu tiêu hủy thư tín là gì? Và các quy định về tiêu hủy thư tín được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiêu hủy thư tín là gì?
Tiêu hủy thư tín là hành vi hướng tới mục tiêu làm cho các loại thư tín, bưu phẩm không còn toàn vẹn về phương diện vật chất, các loại thư tín đó không có khả năng lưu tồn và truyền tải thông tin ra công chúng. Thư tín được gửi đi, tuy nhiên chưa đến tay người nhận thông tin thì quyền tiêu hủy thư tín đó sẽ thuộc về những người gửi thông tin.
Trong trường hợp thư tín đã đến tay người nhận, thì quyền tiêu hủy thư tín sẽ thuộc về người nhận thông tin đó. Trong trường hợp thư tín được chuyển đi và được nhận dưới danh nghĩa là một tổ chức và danh nghĩa là pháp nhân thì quyền tiêu hủy thư tín đó sẽ thuộc về người đại diện hợp pháp của tổ chức/doanh nghiệp đó. Quyền tiêu hủy thư tín được bảo vệ và tôn trọng, được pháp luật điều chỉnh bằng các quy định cụ thể khác nhau, tuy nhiên cần phải thực hiện quyền tiêu hủy trong một số chừng mực nhất định, thực hiện quyền tiêu hủy không gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội, quyền lợi chính đáng của người thứ ba, không gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, đặc biệt là không hướng tới mục tiêu thủ tiêu chứng cứ hữu hiệu phục vụ cho hoạt động tố tụng.
Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm về tiêu hủy thư tín như sau: Tiêu hủy thư tín là hành vi làm cho thư tín không còn nguyên vẹn về phương diện vật chất, không còn khả năng tồn trữ và không tiếp tục truyền tải được thông tin đến công chúng.
2. Các quy định về tiêu hủy thư tín?
Căn cứ theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện tại các cơ quan, tổ chức bưu chính và viễn thông. Theo đó, vấn đề tiêu hủy và thu giữ thư tín, điện tín được thực hiện theo quy định như sau:
-
Trong trường hợp cần thiết cần phải thu giữ thư tín, thu giữ điện tín, các loại bưu phẩm, các loại điều kiện tại cơ quan và tổ chức bưu chính, cơ quan và tổ chức viễn thông thì cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ có quyền ra lệnh thu giữ. Lệnh thu giữ của cơ quan điều tra bắt buộc phải được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành trên thực tế;
-
Trong trường hợp không thể trì hoãn quá trình thu giữ thư tín, thu giữ điện tín, thu giữ bưu kiện, các loại bưu phẩm tại cơ quan và tổ chức bưu chính, cơ quan và tổ chức viễn thông thì cơ quan điều tra có thẩm quyền hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục thu giữ tuy nhiên cần phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ các loại bưu phẩm này thì bắt buộc phải lập văn bản thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, kèm theo văn bản thông báo đó là các loại giấy tờ tài liệu có liên quan đến quá trình thu giữ để Viện kiểm sát xem xét và đưa ra kết luận cuối cùng. Trong khoảng thời gian 24h được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét phê chuẩn và tài liệu có liên quan đến hoạt động thu giữ điện tín, thư tín, bưu phẩm, bưu kiện của cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm quyền đó là Viện kiểm sát nhân dân cần phải ra quyết định phê chuẩn hoặc cũng có thể ra quyết định không phê chuẩn đối với các loại giấy tờ tài liệu đó. Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân gia quyết định không phê chuẩn, thì người đã ra quyết định thu giữ bắt buộc phải ngay lập tức trả lại các tài sản đã thu giữ cho cơ quan và tổ chức bưu chính, cơ quan và tổ chức viễn thông; và đồng thời thông báo bằng văn bản cho người có thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện bị thu giữ biết và nắm bắt;
-
Người thi hành lệnh thu giữ bắt buộc phải thông báo cho người có trách nhiệm và nghĩa vụ phụ trách của cơ quan, tổ chức bưu chính, cơ quan và tổ chức viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thủ tục thu giữ trên thực tế. Người quản lý cơ quan và tổ chức bưu chính, người quản lý cơ quan và tổ chức viễn thông hữu quan bắt buộc phải tạo điều kiện thuận lợi để người thi hành mệnh lệnh thu giữ và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thu giữ thư tín, thu giữ điện tín, các loại bưu phẩm, bưu kiện, bắt buộc phải có sự hiện diện của người đại diện cơ quan bưu chính, tổ chức viễn thông chứng kiến, đồng thời lấy ý kiến xác nhận của những người chứng kiến đó vào biên bản. Cơ quan ra lệnh thu giữ bắt buộc phải thông báo cho người có thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, điện tín bị thu giữ biết và nắm bắt. Trong trường hợp thông báo cản trở quá trình điều tra thì sau khi cản trở không còn, cơ quan đã ra lệnh thu giữ ngay lập tức cần phải thông báo cho người bị thu giữ.
Theo đó thì có thể nói, đối chiếu theo điều luật nêu trên thì trong trường hợp cần thiết phải thu giữ thư tín, cơ quan điều tra sẽ ra lệnh thu giữ. Cơ quan điều tra sau đó cần phải gửi lệnh thu giữ đến Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn. Sau khi có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra có thể tiếp tục tiến hành hoạt động thu giữ theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của kiểm sát viên khi viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín khẩn cấp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Quyết định 111/QĐ-VKSTC, có quy định cụ thể về vấn đề thực hành quyền công tố, kiểm soát quá trình khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu và đồ vật. Theo đó:
-
Kiểm sát viên bắt buộc phải có trách nhiệm trực tiếp kiểm soát quá trình khám xét. Trong trường hợp các kiểm sát viên không trực tiếp kiểm soát quá trình khám xét được thì bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của Ban lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo của Viện kiểm sát, đồng thời cần phải có thông báo bằng văn bản để điều tra viên, cán bộ điều tra ghi nhận rõ vấn đề trong biên bản khám xét. Trong trường hợp kiểm sát viên yêu cầu điều tra viên phải yêu cầu cán bộ điều tra cung cấp biên bản giấy tờ khám xét, cung cấp biên bản giấy tờ tạm giữ và các loại tài liệu đồ vật có liên quan để kiểm soát. Trong trường hợp phát hiện ra có hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì tùy từng trường hợp khác nhau, kiểm sát viên cần phải báo cáo bằng văn bản lên lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Viện kiểm sát, ra văn bản yêu cầu khắc phục;
-
Trong trường hợp khám xét khẩn cấp căn cứ theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thì sau khi nhận được văn bản thông báo của người ra lệnh khám xét, các kiểm sát viên cần phải kiểm tra lệnh khám xét đó phải kiểm tra các loại giấy tờ tài liệu có liên quan để kiểm soát tính có căn cứ và kiểm tra tính hợp pháp của việc khám xét khẩn cấp. Trong trường hợp phát hiện ra hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì cần phải ngay lập tức kịp thời báo cáo lên ban lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát để yêu cầu khắc phục ngay đối với sự cố đó;
-
Trong trường hợp thu giữ thư tín, thu giữ điện tín, bưu kiện, bưu phẩm căn cứ theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tuy nhiên sau đó Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh thu giữ các loại thư tín thì các kiểm sát viên cần phải hoàn trả các thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện cho cơ quan tổ chức bưu chính và cơ quan tổ chức viễn thông, việc thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện bị thu giữ cũng là trách nhiệm của Kiểm sát viên. Trong trường hợp phát hiện ra hành vi vi phạm thì cần phải kịp thời báo cáo lên ban lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát để có thể đưa ra phương án khắc phục kịp thời.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp phát hiện việc thu giữ thư tín không thể trì hoãn thêm, tuy nhiên sau đó Viện kiểm sát không phê chuẩn đối với quyết định đó thì kiểm sát viên cần phải có trách nhiệm hoàn trả thư tín cho các tổ chức và cơ quan bưu chính, tổ chức và cơ quan viễn thông, thông báo cho người có thư tín bị thu giữ để việc hoàn trả lại thu tiền đó. Trong trường hợp phát hiện ra hành vi vi phạm thì cần phải kịp thời báo cáo lên ban lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Viện kiểm sát để có thể yêu cầu khắc phục đối với sự cố đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Quyết định 111/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.
THAM KHẢO THÊM: