Tiêu chuẩn và số lượng các chức danh cán bộ, công chức cấp xã. Công chức xã là gì? Chỉ tiêu đối với công chức, cán bộ cấp xã/phường.
Chức vụ, chức danh và số lượng của cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Chức vụ, chức danh và số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định mới nhất. Cán bộ cấp xã gồm những chức vụ nào? Tiêu chuẩn để làm cán bộ, công chức cấp xã và số lượng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ phân tích các vấn đề đó.
Mục lục bài viết
1, Chức vụ, chức danh công chức xã
Tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.’
2, Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã
Theo Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng công chức cấp xã trong trường hợp đặc biệt, Thông tư nêu rõ:
- Cán bộ cấp xã giữ chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP khi thôi đảm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: Có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này;
- Số lượng và vị trí chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng; đ
- Đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
- Trường hợp trước khi bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã chưa phải là công chức cấp xã thì thời gian giữ chức vụ cán bộ cấp xã ít nhất là 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
- Tại thời điểm tiếp nhận không trong thời gian bị xem xét kỷ luật; bị điều tra, truy tố, xét xử và không trong thời hạn bị thi hành kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch, trừ trường hợp trước khi được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã đã là công chức cấp xã.
Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định: ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ).
Ngoài ra, các quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư này là căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực hiện việc quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thực hiện các chế độ, chính sách hoạt thực hiện tinh giản biên chế. Đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định.
*) Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng công chức cấp xã trong trường hợp đặc biệt
Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước, loại khá trở lên ở nước ngoài được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp.
Các trường hợp tuyển dụng đặc biệt quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 21
Nếu có thời gian công tác không liên tục, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn, gồm: viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, đã có thời gian làm viên chức 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng viên chức (không kể thời gian tập sự); người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu, đã có thời gian công tác 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) hoặc làm công tác cơ yếu, tính từ thời điểm có quyết định tuyển dụng chính thức vào quân đội, công an hoặc tại các tổ chức của lực lượng cơ yếu.
*) Miễn thực hiện chế độ tập sự
Theo Thông tư, người được tuyển dụng vào chức danh công chức cấp xã: Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội, được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau: đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP tương ứng với chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng; trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư này, người được tuyển dụng công chức cấp xã đã làm những công việc phù hợp với nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng.
Công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng lương theo niên hạn.
Người được tuyển dụng công chức cấp xã nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.
Mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí 01 người trở lên, Ủy ban nhân dân cáp tỉnh quy định việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn (trừ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) nhưng không vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP.
Căn cứ vào quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng, phân công, điều động, luân chuyển và bố trí người đảm nhiệm các chức danh công chức cấp xã phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đáp ứng các yêu cầu của vị trí chức danh công chức.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết việc xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã; kiêm nhiệm chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố…
*) Giải quyết chính sách
Giải quyết chính sách đối với số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do đã bố trí vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và số lượng người hoạt động chuyên trách dôi dư do đã bố trí vượt quá quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP; công chức cấp xã dôi dư do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 1 Thông tư này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện: tinh giản biên chế theo
3, Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
“1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
a) Loại 1: tối đa 23 người;
b) Loại 2: tối đa 21 người;
c) Loại 3: tối đa 19 người.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.”
Kết luận: Tiêu chuẩn và số lượng cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại các văn bản nêu trên, tùy thuộc vào phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để áp dụng loại cho phù hợp.