Tiêu chuẩn và phong cách lãnh đạo, chỉ huy trong CAND? Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người cán bộ lãnh đạo?
Trong bối cảnh lực lượng công an nhân dân đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh với nền tảng là nguyên tắc dân chủ, quần chúng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới. Vậy tiêu chuẩn và phong cách lãnh đạo, chỉ huy trong CAND cụ thể như thế nào?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn và phong cách lãnh đạo, chỉ huy trong CAND:
Thứ nhất, tiêu chuẩn được để ra đối với các lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân phải luôn giữ lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tự giác, gương mẫu, đi đầu trong quán triệt và bảo vệ Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Luôn kiên quyết chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức công vụ.
Thứ hai, một tiêu chuẩn cũng rất cần thiết để lãnh đạo, chỉ huy Công an nhân dân trong khi tiến hành các nhiệm vụ của mình với tính chất phức tạp, chịu áp lực từ nhiều phía, thậm chí là từ chính trong nội bộ Ngành và từ đó nên quá trình đấu tranh với tội phạm không thể tránh khỏi đụng chạm đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, thậm chí phải hạn chế các quyền công dân khi cần thiết (áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam…) để bảo đảm giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, nhiều đối tượng phạm tội đã lợi dụng các mối quan hệ để gây sức ép, thậm chí có trường hợp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Chính vì vậy, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cần nêu gương, kiên quyết thể hiện tinh thần đấu tranh với tội phạm một cách quyết liệt, không khoan nhượng với cái xấu. Nếu như chỉ huy làm được như vậy sẽ khiến cấp dưới có sự nể phục và kính trọng hơn từ đó có thêm động lực để kiên quyết đấu tranh với tội phạm, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý thích đáng.
Thứ ba, như chúng ta đã biết thì vấn đề lãnh đạo, chỉ huy Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phải là tấm gương về trình độ nghiệp vụ, theo đó nên càng cần có sự hiểu biết pháp luật sâu sắc. Đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc áp dụng quy định của pháp luật mà cụ thể là Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hành chính, Luật Dân sự… được tiến hành thường xuyên. Người cán bộ Công an phải “giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật”.
Để đạt được điều đó cần phải nắm chắc pháp luật, áp dụng đúng pháp luật vào những vấn đề trên thực tế cần giải quyết, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy phải vững vàng về nghiệp vụ Công an bởi khi người lãnh đạo và chỉ huy không nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nắm vững nghiệp vụ trong điều tra cũng như phòng ngừa tội phạm, ít kinh nghiệm trong việc tiến hành các hoạt động này thì người lãnh đạo, chỉ huy không thể chỉ đạo sâu sát đối với cấp dưới được.
Thứ tư, ngoài các tiêu chí như đã nêu như trên thì cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phải là tấm gương về ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ trong đơn vị mình quản lý. Bcác cởi vì án bộ, đảng viên Công an thường xuyên phải tiến hành nhiều mặt công tác từ công khai đến bí mật. Như vậy nên dù ở mặt công tác nào cũng phải chấp hành tốt quy định của Ngành, chấp hành tốt điều lệnh Công an nhân dân.
Thứ năm, một trong những vấn đề rất được quan tâm đó là người lãnh đạo, chỉ huy ngoài những nội dung nêu gương theo quy định thì trong công tác chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm cần phải có các kĩ năng khác như biết lắng nghe, nhạy bén, có năng lực dự báo, biết nắm bắt thời cơ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, minh bạch trong công tác cán bộ, trong đó bố trí, sử dụng cán bộ làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm phải theo đúng năng lực, sở trường nhằm phát huy tốt nhất điểm mạnh của cán bộ. Bên cạnh đó với những người có năng khiếu cụ thể như họ có năng khiếu trong trinh sát thì phải được bố trí làm trinh sát, bởi vì nếu bị ép họ làm điều tra sẽ khó hoàn thành tốt công việc nhưng những đồng chí cẩn thận, làm chắc chắn hồ sơ, nắm vững pháp luật, khả năng trinh sát hạn chế thì nên được bố trí làm công tác điều tra tố tụng.
Như vậy nên với tình hình tội phạm những năm qua trên cả nước vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp xuất phát từ những tác động khách quan của xã hội, cũng như từ yếu tố chủ quan của chủ thể thực hiện tội phạm. Mỗi địa bàn khác nhau thì tình hình, xu thế vận động của tội phạm ở mỗi giai đoạn khác nhau. Vì lí do đó nên với những người lãnh đạo, chỉ huy cần thường xuyên nắm bắt địa bàn, từ đó, đưa ra những dự báo cần thiết trong tương lai về tình hình tội phạm, xây dựng kế hoạch, chuyên đề, phương án đấu tranh cụ thể với từng nhóm, loại tội phạm và người lãnh đạo, chỉ huy làm được điều này thì cán bộ cấp dưới mới học tập và xây dựng tư duy làm theo phương pháp đó.
Không những vậy mà để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình người lãnh đạo, chỉ huy cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện việc nêu gương của cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy gắn liền với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên, khen thưởng, kỉ luật đúng, kịp thời và từ đó để phát hiện những gương điển hình trong thực hiện nêu gương để nhân rộng cũng như những tồn tại hạn chế trong thực hiện nêu gương để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở để các đồng chí làm việc tốt hơn.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách người cán bộ lãnh đạo:
Khi nhắc tới phong cách của người lãnh đạo thì chúng ta có thể nhớ ngay tới Bác, với phong cách lãnh đạo ở đây có nghĩa là tổng hợp những phương pháp, biện pháp, cách thức riêng, tiêu biểu mà người lãnh đạo sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Như vậy phong cách đó, một mặt, được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiện chính trị và điều kiện sống của người lãnh đạo và bên cạnh đó được hình thành, rèn luyện và hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn. Với lí do này nên mỗi nhà lãnh đạo cũng có những phong cách khác nhau với những nét độc đáo, riêng biệt. Trong quá trình lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nguyên tắc dân chủ, quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về phong cách làm việc như sau:
“cách làm việc dân chủ” là yêu cầu hàng đầu mà người cán bộ, nhất là người đứng đầu cần phải có. Quán triệt nguyên tắc dân chủ, quá trình lãnh đạo của người cán bộ, đảng viên sẽ phát huy được tính sáng tạo, tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân; hơn thế, còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. Gắn bó với quần chúng, phát huy vai trò của nhân dân và hướng tới vì người dân, nguyên tắc làm việc dân chủ, quần chúng phải được thể hiện trong nội dung và phong cách lãnh đạo thực tế của Đảng, của từng cán bộ, đảng viên với nhân dân, chứ không chỉ trong lời nói, bởi: “Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.
Theo đó nên chúng ta thấy trong công tác lãnh đạo, quản lý cần thực hiện nhất quán các nguyên tắc: Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với nhân dân, giải thích cho nhân dân, tin vào nhân dân. Đưa mọi vấn đề cho nhân dân thảo luận và dựa vào ý kiến của nhân dân để tìm cách giải quyết, sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta
Trong lãnh đạo điều hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên hướng về cơ sở, gần gũi với quần chúng, nắm tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; đồng thời, phải tin yêu, tôn trọng quần chúng, “học hỏi quần chúng”. Người cũng nhiều lần nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải phê phán và đấu tranh để khắc phục cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh, mà “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”
Đồng thời, Người luôn yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải “từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình. Người phê bình cán bộ lãnh đạo thiếu quan điểm và tác phong quần chúng: “Là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng.
Đối với lực lượng Công An nhân dân thì Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt và trong các bài nói, bài viết của mình, rất nhiều lần Người bàn về phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy dựa trên nguyên tắc dân chủ, quần chúng.