Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới. Tiêu chuẩn sức khỏe điều khiển phương tiện giao thông thế nào?
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04 tháng 10 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ y tế)
Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới
TIÊU CHUẨN NGÀNH
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tiêu chuẩn sức khỏe này áp dụng cho những người điều khiển các phương tiện giao thông vận tải có động cơ trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường biển (dưới đây gọi là người điều khiển các phương tiện giao thông).
Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển tầu tìm kiếm cứu nạn, tầu xuồng cao tốc, máy kéo dưới 1000kg, xe mô tô 3 bánh, 2 bánh, xe dành cho người tàn tật, xe thể thao… không áp dụng theo tiêu chuẩn này (sẽ có tiêu chuẩn quy định riêng).
2. Tiêu chuẩn này áp dụng để khám sức khỏe tuyển người vào học, khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe để được đổi giấy phép lái xe, khám sức khỏe để được nâng hạng bằng điều khiển phương tiện giao thông vận tải, khám sức khỏe định kỳ cho những đối tượng được tuyển dụng kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn này.
3. Về thể lực.
3.1. Đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ:
– Thể lực loại A: áp dụng cho người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng, máy thi công đường bộ hoặc có nhu cầu tham gia giao thông trên đường bộ, xe ô tô vận tải, xe ô tô chở khách từ 30 chỗ ngồi trở lên, giáo viên hướng dẫn thực hành thuộc các trường đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
– Thể lực loại B: áp dụng cho những người điều khiển máy kéo trên 1000kg đến dưới 3500kg, xe ô tô chở khách dưới 30 chỗ ngồi, xe cứu thương.
– Thể lực loại C: áp dụng cho người điều khiển các loại xe ô tô con 4 chỗ ngồi.
3.2. Đối với người điều khiển phương tiện vận tải đường sắt: Chỉ áp dụng 1 loại thể lực.
3.3. Đối với người điều khiển phương tiện vận tải đường thủy nội địa:
– Thể lực loại A: áp dụng cho sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải hàng hóa, hành khách, tầu công trình có công suất từ 90CV trở lên.
– Thể lực loại B: áp dụng cho sĩ quan và các thuyền viên, thợ máy còn lại trên các phương tiện đường thủy nội địa.
3.4. (được bãi bỏ)
3.5. Đối với những người điều khiển máy xếp dỡ làm việc tại cảng biển, cảng sông, bến xe, bến tàu, nhà ga, kho bãi… thì áp dụng theo tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển các phương tiện cơ giới đường bộ.
4. Thời gian khám sức khỏe định kỳ theo quy định của tiêu chuẩn này là:
– 6 tháng 1 lần đối với các đối tượng điều khiển các phương tiện giao thông được ghi trong “Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
– 1 năm 1 lần đối với các đối tượng còn lại.
CÁC XÉT NGHIỆM VÀ TRẮC NGHIỆM BẮT BUỘC
I. CÁC XÉT NGHIỆM BẮT BUỘC:
1. Công thức máu
2. Huyết sắc tố
3. Nước tiểu: Đường, Protein
4. Chiếu X quang tim phổi
II. CÁC TRẮC NGHIỆM BẮT BUỘC:
1. Trắc nghiệm Eisnsck
2. Trắc nghiệm trí nhớ lực
3. Trắc nghiệm trí nhớ hình
4. Trắc nghiệm Platonop
5. Đo thính lực kế khi thử nghiệm nói gió có nghi ngờ giảm thính lực
6. Trắc nghiệm sắc giác
7. Thị trường
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568