Chủ tịch nước là một trong những vị trí cao nhất của quốc gia. Vậy các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn làm Chủ tịch nước ra sao? Chủ tịch nước qua các thời kỳ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là Chủ tịch nước?
Theo quy định tại Điều 86
Chủ tịch nước là do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Và Chủ tịch nước có trách nhiệm trong việc báo cáo công tác trước Quốc hội.
Chủ tịch nước có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Hiện nay, nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước sẽ tiếp tục thực hiện làm nhiệm vụ, chức trách của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước mới.
2. Tiêu chuẩn làm Chủ tịch nước:
Căn cứ tại Quy định số 214-QĐ/TW khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý, tiêu chuẩn để được làm Chủ tịch nước sẽ bao gồm những điều kiện sau:
2.1. Tiêu chuẩn chung:
Về đạo đức, lối sống:
– Lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung.
– Phẩm chất đạo đức phải mẫu mực.
– Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
– Chủ tịch nước là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.
– Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc.
– Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
– Đảm bảo trong sạch, không được trục lợi và không để người thân trong gia đình, bè bạn hay người quen biệt lợi dụng chức vụ của bản thân để kiếm cơ hội trục lợi.
– Thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ.
– Đảm bảo không nhũng nhiễu, vụ lợi, cơ hội và lãng phí. Bên cạnh đó phải cố gắng trong công tác đấu tranh với mục đích để ngăn chặn được những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm.
– Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
Về đường lối chính trị:
– Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.
– Phải tuyệt đối trung thành với đường lối của Đảng, lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân.
– Với những quan điểm sai trái, thù địch phải có sự đấu tranh để bác bỏ đến cùng.
– Có lập trường tư tưởng vững vàng, trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật Nhà nước phải thật kiên quyết.
– Tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng vì dân vì nước, phải đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước, của Đảng lên trên lợi ích cá nhân hay lợi ích của các các ngành, địa phương, cơ quan.
– Có tinh thần sẵn sàng vì sự nghiệp của cách mạng Đảng, vì nhân dân, vì Tổ quốc mà quên mình.
– Dưới sự phân công của tổ chức thì phải tuyệt đối chấp hành, yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ.
– Thực hiện giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
Về trình độ:
– Trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.
– Có lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp.
– Có trình độ về ngoại ngữ, tin học phù hợp.
– Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
Về năng lực và uy tín:
– Nhạy bén chính trị.
– Là hạt nhân quy tụ lại những sức mạnh từ đó phát huy các hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
– Có tư duy đổi mới, tầm nhìn có chiến lược rộng và xa; có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể.
– Năng lực trong việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.
– Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng một cách hợp lý và có hiệu quả.
– Các lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách phải nắm bắt được tình hình chung cũng như toàn diện.
– Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo và năng động.
– Hành động một cách quyết liệt, có quyết tâm chính trị cao và đương đầy với những thách thức, khó khăn.
– Nắm bắt được những cơ hội kịp thời; bên cạnh đó cũng nắm bắt được những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn để từ đó có những giải pháp, đề xuất được ý kiến có khả năng thay đổi những hạn chế, yếu kém đó.
– Có những thành tích nổi trội, có kết quả và “sản phẩm” cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.
– Vì nhân dân, gắn bó, gần gũi với nhân dân bởi cốt lõi là do dân và vì dân.
Về độ tuổi, sức khỏe và kinh nghiệm:
– Sức khỏe đảm bảo đủ tốt để thực hiện các nhiệm vụ.
– Độ tuổi đảm bảo đủ để bổ nhiệm, giới thiệu để ứng cử theo quy định của Đảng.
– Các chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo hoàn thành tốt, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
2.2. Tiêu chuẩn riêng của Chủ tịch nước:
Ngoài những tiêu chuẩn chung như trên đã phân tích, để được làm Chủ tịch nước thì cần những tiêu chuẩn riêng như sau:
– Chủ tịch nước là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.
– Uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
– Trong lãnh đạo phải thật sự quyết liệt; điều hành tốt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
– Trên các mặt công tác thì phải có năng lực toàn diện và nổi trội, đặc biệt là các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng.
– Trong công tác tư pháp phải có hiểu biết một cách sâu rộng.
– Các nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương phải được kinh qua và hoàn thành tốt.
– Tiến hành tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch nước:
Hiến pháp năm 2013 có quy định cụ thể và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Chủ tịch nước, trong đó bao gồm:
Thứ nhất, được công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Trong thời hạn mười ngày, được tiến hành đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh.
Trường hợp pháp lệnh đó được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước không đồng nhất quan điểm thì có quyền trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Thứ hai, đối với chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước được đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Thứ ba, chức danh Chánh án
Các chức danh Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền hạn được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Có quyền quyết định đặc xá.
Có quyền công bố quyết định đại xá dựa trên nghị quyết của Quốc hội.
Thứ tư, có quyền hạn trong việc quyết định những vấn đề tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
Thứ năm, có quyền quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
Thứ sáu, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, có quyền quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân.
Chức danh Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Có quyền công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh dựa trên nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Có quyền ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp dựa trên nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Thứ bảy, có trách nhiệm quyền hạn trong việc tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; đối với đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi dựa trên nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Có quyền phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
4. Chủ tịch nước qua các thời kỳ:
– Từ năm 1945 đến 1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Từ năm 1969 – 1976: Ông Tôn Đức Thắng.
– Từ ngày 30/3/1980 – 4/7/1981: Ông Nguyễn Hữu Thọ.
– Từ ngày 4/7/1981 – 18/6/1987: Ông Trường Chinh.
– Từ ngày 18/6/1987 – 23/9/1992: Ông Võ Chí Công.
– Từ ngày 23/9/1992 – 23/9/1997: Ông Lê Đức Anh.
– Từ ngày 23/9/1997 – 24/6/2006: Ông Trần Đức Lương.
– Từ ngày 24/6/2006 – 25/7/2011: Ông Nguyễn Minh Triết.
– Từ ngày 25/7/2011 – 2/4/2016: Ông Trương Tấn Sang.
– Từ ngày 2/4/2016 – 21/9/2018: Ông Trần Đại Quang.
– Từ ngày 21/9/2018 – 23/10/2018: Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.
– Từ ngày 23/10/2018 – 5/4/2021: Ông Nguyễn Phú Trọng.
– Từ ngày 5/4/2021- 18/01/2023: Ông Nguyễn Xuân Phúc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp năm 2013.
– Quy định số 214-QĐ/TW khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý.