Kiểm soát an ninh hàng không là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn an ninh, phòng ngừa ngăn chặn hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho hành khách và chuyến bay. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không:
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 6 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (sửa đổi tại Thông tư 35/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải), có quy định cụ thể về chức danh nhân viên hàng không, trong đó có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không. Và để trở thành nhân viên kiểm soát an ninh hàng không cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bao gồm:
-
Là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch tư pháp rõ ràng, đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mìn, và phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
-
Không có tiền án/tiền sự theo quy định của pháp luật, không sử dụng các chất kích thích hoặc sử dụng các chất ma túy trái quy định của pháp luật;
-
Được cơ quan có thẩm quyền đó là Cục hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
Theo đó, để trở thành nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện do pháp luật quy định. Trong đó có điều kiện về độ tuổi, điều kiện về lý lịch tư pháp, điều kiện về giấy phép hành nghề, điều kiện về sức khỏe … bao gồm: Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch tư pháp rõ ràng, đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe và có trình độ học vấn, tốt nghiệp bậc trung học phổ thông trở lên; không có tiền án hoặc tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng các loại chất kích thích hoặc sử dụng các chất ma túy trái quy định của pháp luật; và được cơ quan có thẩm quyền đó là Cục hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không (sửa đổi tại Thông tư 35/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải), có quy định về nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không, trong đó có chức danh kiểm soát an ninh hàng không. Theo đó:
-
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện chức năng và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát an ninh, duy trì an ninh trật tự, soi chiếu đối với hành vi vi phạm, tuần tra theo quy định của pháp luật, canh gác bảo vệ tại các cảng hàng không, tại các khu vực sân bay và các cơ sở khác theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực an ninh hàng không;
-
Nhân viên điều khiển, nhân viên vận hành các trang thiết bị hàng không, vận hành các phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, tại khu vực sân bay thực hiện chức năng và nhiệm vụ điều khiển các trang thiết bị, vận hành trang thiết bị hàng không, vận hành phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không/sân bay theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý và khai thác cảng hàng không/khai thác sân bay;
-
Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ cho chuyến bay sẽ thực hiện chức năng và nhiệm vụ giám sát dịch vụ mặt đất, đảm bảo an toàn cho chuyến bay, đảm bảo an toàn cho hành khách và tài sản trên phương tiện, kiểm tra vận chuyển hành khách phải làm thủ tục vận chuyển hành khách, vận chuyển hành lý, vận chuyển các loại hàng hóa tại cảng hàng không báo tại sân bay, cân bằng trọng tải của phương tiện tàu bay, kiểm tra hàng hóa nguy hiểm trước khi đưa lên phương tiện bay, vệ sinh phương tiện bay, hướng dẫn hành khách sắp xếp hành lý, xếp dỡ hành lý phải xếp hàng hóa lên/xuống tàu bay;
-
Nhân viên cứu nạn, nhân viên chữa cháy tại cảng hàng không, tại sân bay sẽ thực hiện chức năng và nhiệm vụ cứu nạn, chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố xảy ra ngoài ý muốn, xảy ra tai nạn tại khu vực cảng hàng không hoặc tại sân bay;
-
Các chức danh nhân viên hàng không còn lại sẽ thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không trong lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý tàu bay và bảo đảm hoạt động bay.
Theo đó, chức năng và nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bao gồm: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát an ninh, soi chiếu hành vi vi phạm phải duy trì an ninh trật tự, tuần tra bảo vệ, canh gác tại khu vực cảng hàng không, tại sân bay hoặc tại các cơ sở khác theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực an ninh hàng không.
Vì vậy, kiểm soát an ninh hàng không là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng, đây là biện pháp đảm bảo an ninh an toàn hàng không, hướng tới mục tiêu phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm quy định của pháp luật can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, từ đó hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn cho tàu bay, bảo vệ an toàn cho hành khách và phương tiện bay, những người dưới mặt đất, bảo vệ an toàn cho tài sản và công trình, trang thiết bị kỹ thuật của ngành hàng không. Xuất phát từ lý do đó, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không cũng cần phải được tuyển chọn kỹ lưỡng. Chỉ những cá nhân đáp ứng đủ độ tuổi, đủ điều kiện sức khỏe, đủ trình độ học vấn và các điều kiện khác có liên quan thì mới được tuyển chọn trở thành nhân viên kiểm soát an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
3. Điều kiện để được cấp giấy phép nhân viên hàng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không (sửa đổi tại Thông tư 35/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải), có quy định về giấy phép nhân viên hàng không. Theo đó, giấy phép nhân viên hàng không sẽ được cấp cho các cá nhân khi các cá nhân đó đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT, và đồng thời cần phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp giấy phép nhân viên hàng không của Cục hàng không Việt Nam. Theo đó, giấy phép nhân viên hàng không sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
-
Quốc hiệu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Cơ quan cấp giấy phép;
-
Tên giấy phép, số giấy phép;
-
Ngày cấp giấy phép, thời hạn của giấy phép;
-
Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, địa chỉ cư trú, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
-
Chữ ký của người được cấp giấy phép, con dấu của cơ quan cấp giấy phép;
-
Ảnh của người được cấp giấy phép đã được đóng dấu giáp lai;
-
Yêu cầu khác theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực hàng không.
Theo đó, điều kiện để được cấp giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện tại Điều 8 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không (sửa đổi tại Thông tư 35/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải);
-
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong kỳ thi sát hạch xin cấp giấy phép nhân viên hàng không do Cục hàng không Việt Nam tổ chức.
THAM KHẢO THÊM: