Khả năng thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Tiêu chuẩn của nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Bên em làm thủ tục mua sắm hàng hóa rất nhiều bằng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn. Có vướng mắc nhờ Luật Sư giải đáp giúp: Yêu cầu báo giá sau khi được duyệt có thể gửi cho ba nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Vậy nhà thầu có khả năng thực hiện được hiểu thế nào ạ? Thứ nhất là có báo giá đáp ứng được về hợp lệ, kỹ thuật chỉ còn bước so sánh giá hoặc nhà thầu đã từng có hợp đồng với chủ đầu tư về giá trị tương đương, sản phẩm tương đương hay nhà thầu có các hợp đồng tương đương về giá trị, sản phẩm với đối tác khác. Kính mong luật sư hỗ trợ.Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ghi nhận các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.
Thứ nhất là tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, bao gồm:
– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
– Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
– Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Thứ hai là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các tiêu chí:
– Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;
– Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;
– Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
– Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;
– Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
– Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
– Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;
– Tiến độ cung cấp hàng hóa;
– Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
– Các yếu tố cần thiết khác.
>>> Luật sư
Thứ ba là tiêu chuẩn xác định giá đánh giá được dựa vào công thức:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);
– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);
+ Xuất xứ;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Bên mời thầu có được chọn phương thức đấu thầu
– Đảm bảo công bằng minh bạch trong đấu thầu
– Không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu rộng rãi
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn đấu thầu trực tuyến qua điện thoại