Điện ảnh Việt được đánh giá là đang “tăng trưởng nóng”, số lượng phim ra rạp năm sau luôn cao hơn nhiều so với năm trước, các diễn viên điện ảnh cũng ngày càng nâng cao về số lượng. Vậy tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với diễn viên điện ảnh được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Diễn viên điện ảnh thuộc nhóm chức danh diễn viên nào?
- 2 2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với diễn viên điện ảnh:
- 3 3. Nhiệm vụ của diễn viên hạng 1 hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh là gì?
- 4 4. Diễn viên hạng 1 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh có mức lượng hiện nay là bao nhiêu?
1. Diễn viên điện ảnh thuộc nhóm chức danh diễn viên nào?
Căn cứ Điều 2 của Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, có quy định về mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật, bao gồm:
– Đạo diễn nghệ thuật hạng I – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.03.08;
– Đạo diễn nghệ thuật hạng II – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.03.09;
– Đạo diễn nghệ thuật hạng III – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.03.10;
– Đạo diễn nghệ thuật hạng IV – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.03.11.
Thứ hai, nhóm chức danh diễn viên, bao gồm:
– Diễn viên hạng I – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.04.12;
– Diễn viên hạng II – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.04.13;
– Diễn viên hạng III – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.04.14;
– Diễn viên hạng IV – Mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.04.15.
Như vậy, theo quy định trên, diễn viên điện ảnh thuộc nhóm chức danh diễn viên thuộc nhóm diễn viên hạng 1, tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, diễn viên điện ảnh có mã số được pháp luật hiện hay xác định là V.10.04.12.
2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với diễn viên điện ảnh:
Thứ nhất, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của diễn viên điện ảnh, căn cứ theo Điều 3 của Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, cụ thể như sau
– Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, diễn viên điện ảnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật, ngoài ra thì các chủ thể là diễn viên điện ảnh cũng cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;
– Diễn viên điện ảnh cần phải cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, bên cạnh đó thì các chủ thể là diễn viên điện ảnh còn cần phải có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
– Tâm huyết với nghề và khách quan vô tư, diễn viên điện ảnh còn phải giữ cho mình phong thái và có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với công chúng; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; diễn viên điện ảnh phải có tính thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
– Có tinh thần đoàn kết, tích cực, diễn viên điện ảnh phải có tinh thần chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Thứ hai, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo cũng như bồi dưỡng của diễn viên điện ảnh, căn cứ theo khoản 2 Điều 8 của Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, cụ thể như sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo đúng quy định của pháp luật sao cho phù hợp với chuyên ngành điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm mà diễn viên điện ảnh ứng tuyển. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
– Diễn viên điện ảnh còn phái đáp ứng yêu cầu về việc có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
Thứ ba, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của diễn viên điện ảnh, căn cứ theo khoản 3 Điều 8 của Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, cụ thể như sau:
– Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực điện ảnh;
– Có tài năng nghệ thuật xuất sắc về lĩnh vực chuyên ngành;
– Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, diễn viên điện ảnh phải có kinh nghiệm trong việc vận dụng có hiệu quả vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; hiểu sâu đặc trưng, đặc điểm các môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
– Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn;
– Có khả năng đề xuất giải pháp sáng tạo nghệ thuật và điện ảnh.
3. Nhiệm vụ của diễn viên hạng 1 hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 của Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, có quy định như sau:
– Diễn viên hạng 1 phải có nhiệm vụ trong việc đảm bảo vai diễn chính và diễn xuất với nội tâm đa chiều, diễn suất mới nội tâm phức tạp của các tác phẩm sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, đặc biệt là đối với những tác phẩm có quy mô;
– Phải thể hiện được ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật có sức sáng tạo lớn và phản ánh được tính độc đáo của những nhân vật mà mình đóng vai và phân công đảm nhận, các nhân vật liên quan cũng cần phải được toát lên đúng bản chất trên cơ sở ý tưởng của đạo diễn, ý tưởng của biên đạo và chỉ huy âm nhạc cũng như các chủ thể khác;
– Cần phải nghiên cứu một cách chuyên sâu nội dung của kịch bản và nội dung của các tác phẩm để diễn xuất một cách tốt nhất, cần thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao khả năng và nâng cao kiến thức của mình, ngoài ra thì cần thể hiện một cách sâu sắc và chân thực vai diễn cũng như các tiết mục;
– Có nhiệm vụ chủ trì và hướng dẫn, cũng như tổ chức theo sự phân công của các chủ thể có thẩm quyền, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong quá trình sơ duyệt và tổng kết, biểu diễn và tập luyện các vai diễn và các tiết mục;
– Tổng kết kinh nghiệm các bài diễn và các tiết mục đã thực hiện để đúc rút ra những kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn, từ đó có những bài học sâu sắc trong lĩnh vực điện ảnh.
4. Diễn viên hạng 1 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh có mức lượng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 13 của Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, có quy định về mức lương đối với diễn viên điện ảnh, diễn viên hạng 1, cụ thể như sau:
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (có thể viết tắt là A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (có thể viết tắt là A2.2) từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
– Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, theo quy định nêu trên, có thể thấy, các chủ thể được xác định là diễn viên hạng 1 hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00. Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn mức lương cơ sở đối với đối tượng hưởng lương và phụ cấp, thì có thể thấy, mức lương của diễn viên hạng 1 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh được tính như sau: Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Theo đó, diễn viên hạng 1 hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh hiện nay có thể nhận mức lương từ: 11.160.000 đồng/tháng đến 14.400.000 đồng/tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
– Quyết định 2974/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đính chính Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL ngày 28/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.