Tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trường hợp nào không thỏa mãn các tiêu chuẩn mà vẫn được bổ nhiệm?
Tiêu chuẩn chung để được bổ nhiệm làm Thẩm phán
Thứ nhất, về phẩm chất đạo đức, bao gồm: “là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và chính trực” (Khoản 1 Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014).
Thứ hai, về trình độ chuyên môn: “Có trình độ cử nhân luật trở lên.” (Khoản 2 Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014).
Thứ ba, về năng lực làm công tác xét xử, “Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử” và “Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật” (Khoản 3,4 Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014).
Thứ tư, về sức khỏe, Khoản 5 Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 có quy định một trong những điều kiện để trở thành thẩm phán là phải: “Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Thứ năm, ngoài những tiên chuẩn chung để trở thành thẩm phán thì để trở thành Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, còn cần phải đáp ứng được điều kiện về thời gian công tác: “Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên” và “Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng” (Khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014). Đây là những quy định rất hợp lý bởi lẽ quá trình để trở thành một Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần phải đi qua các ngạch Thẩm phán trong một số lượng năm tối thiểu theo quy định của luật; điều đó đảm bảo cho người thẩm phán tích lũy những kinh nghiệm xét xử cần thiết để qua đó hoàn thiện mình, đáp ứng được những yêu cầu cần đòi hỏi khi họ trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về trường hợp đắc biệt khi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đó là: “Người không công tác tại các tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”. Có thể thấy đây là một quy định khá mở góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho Tòa án, tuy nhiên cũng vì tính chất đặc biệt nê những người được bổ nhiệm trong trường hợp này cũng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Phân định thẩm quyền của Trọng tài thương mại và Tòa án
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: