Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống. Pháp luật có những chính sách và hành động trong việc thực thi cam kết về bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Vậy tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ:
1.1. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng:
Các loài động vật hoang dã và thực vật hoang đã được xác định là loài có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện như sau:
- Suy giảm quần thể được xác định ít nhất là 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 10 năm gần nhất hoặc 03 thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc 03 thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;
- Nơi cư trú hoặc phân bố được ước tính dưới 500 km2 và quần thể được xác định là bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố hoặc nơi cư trú;
Quy đinh về quần thể loài được ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện nhưu sau :
- Suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể được xác định từ 20% trở lên trong 05 năm gần nhất hoặc 02 thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;
- Quần thể loài được ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;
- Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài được xác định từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.
Các loại giống cây trồng được xác định là loại giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện như sau:
- Về hệ số đa dạng nguồn gen của giống được xác định thấp hơn 0,25 so với nguồn gen khác ;
- Về tỷ lệ hộ trồng được xác định dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;
- Về diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với các nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với các nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh.
- Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng được xác định dưới 100 cá thể cái giống và dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá thể dưới 120.
- Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời gian mười (10) năm tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
1.2. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường:
Các loài có giá trị đặc biệt về khoa học đó là loài mang nguồn gen quý và hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống.
Các loài có giá trị đặc biệt với y tế đó là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược.
Các loài có giá trị đặc biệt về kinh tế đó là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.
Các loài có giá trị đặc biệt về sinh thái và cảnh quan và môi trường đó là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
Các loài có giá trị đặc biệt về văn hóa và lịch sử đó là loài có quá trình gắn với lịch sử và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.
Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:
- Vượn má vàng trung bộ, Vượn siki, Voọc bạc trường sơn, Công, Trĩ sao, Rẽ mỏ thìa, Choắt mỏ vàng, Thằn lằn cá sấu, Tắc kè đuôi vàng,… đưa tổng số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được xác định từ 83 loài lên 99 loài.
- Định kỳ 03 năm một lần hoặc khi thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bổ sung một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể, thay vì quy định 17 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Nghị định 64/2019/NĐ-CP quy định 28 loài được ưu tiên bảo vệ, trong đó bổ sung một số loài như: Thông đỏ nam (Thông đỏ lá dài, Thanh tùng), Hoàng liên gai lá dài, Hoàng liên gai lá mốc, Lan hài chai (Lan vân hài), Lan hài xanh, Lan hài chân tím, Lan hài trân châu…
Nghị định 64/2019/NĐ-CP cũng bổ sung thêm một số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như: Vượn má vàng trung bộ, Vượn siki, Voọc bạc trường sơn, Công, Trĩ sao, Choắt mỏ vàng, Rẽ mỏ thìa, Tắc kè đuôi vàng, Thằn lằn cá sấu… đưa tổng số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ 83 loài lên 99 loài.
Định kỳ 3 năm một lần hoặc khi cần thiết, Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các tiêu chí để được nằm trong danh mục ưu tiên gồm :
- Số lượng cá thể hiện còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định của pháp luật
- Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học và y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa – lịch sử theo quy định
3. Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như thế nào?
Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Điều 7
- Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
- Định kỳ ba (03) năm một lần hoặc khi thấy cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, theo như quy định được nêu trên thì đó là các danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Lâm nghiệp năm 2017;
– Nghị định 64/2019/NĐ-CP Sửa đổi Điều 7
– Nghị định 160/2013/NĐ-CP Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
THAM KHẢO THÊM: