Lưu Trú Du lịch? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch? Phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch dựa trên tiêu chí nào? Trình tự, thủ tục đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch?
Có thể nói, ở đất nước Việt Nam có các danh lang thắng cảnh và có các điểm du lịch rất tiềm năng, chính vì thế mà dịch vụ du lịch ở nước ta cũng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, Trong đó có loại hình kinh doanh lưu trú du lịch cũng đang được sự quan tâm, vậy kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch là gì? Phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch dựa trên tiêu chí nào? để biết thêm thông tin về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Lưu Trú Du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. và có các loại cơ sở lưu trú du lịch như: Khách sạn, Biệt thự du lịch, Căn hộ du lịch hay Tàu thủy lưu trú du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các Bãi cắm trại du lịch, ngoài ra còn Các cơ sở lưu trú du lịch khác. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch này phải hoạt động theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các trình tự và thủ tục do Luật định
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
2.1. Quyền của các tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Các tổ chức kinh doanh dịch vụ này có quyền Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, và vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch theo quy định và có quyền Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, các vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch
2.2. Nghĩa vụ của các tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
– Các Tổ chức, và cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ đó là Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật, Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội , quy của cơ sở lưu trú du lịch và Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự ngoài ra còn có các nghĩa vụ như Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật và Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cần Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, và kế toán theo quy định của pháp luật.
– Các Tổ chức, và cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được công nhận hạng có quyền và nghĩa vụ như Quyền và nghĩa vụ quy định của pháp luật, có nghĩa vụ Treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận và Duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận theo quy định của pháp luật về du lịch
3. Phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch dựa trên tiêu chí nào?
Tại Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
3. Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
a) Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;
b) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.
1.1. Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch;
b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch;
c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước;
d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
1.2. Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
1.3. Biệt thự du lịch (tourist villa)là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
1.4. Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
1.5. Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
1.6. Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
1.7. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
1.8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch.
Như vậy có thể thấy vai trò của Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch đó là Tăng độ uy tín cho các khách sạn được xét hạng sao, Tăng độ tin cậy dịch vụ để du khách biết trước mình sẽ được trải nghiệm những gì trên thực tế. hay Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được coi Là phương thức quảng bá hình ảnh,quảng bá dịch vụ cho các khách sạn, đối với Khách hàng bỏ ra chi phí lưu trú theo đúng mức độ chất lượng xếp hạng theo quy định và các Cơ quan chứng năng dễ dàng thuận tiện khi quản lý các khách sạn đã được xếp hạng sao. Pháp luật cũng đã quy định rõ Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật
4. Trình tự, thủ tục đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
4.1. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
+ Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
4.2. Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch
Bước 1: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại và đóng Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề Phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch dựa trên tiêu chí nào? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành