Việc ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mở rộng là cần thiết để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí về ưu đãi thuế đối với các dự án này để tạo ra sự công bằng là rất quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Dự án đầu tư mở rộng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về dự án đầu tư mở rộng như sau:
Theo đó, trong Luật này thì dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Trong đó, dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
2. Tiêu chí được ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mở rộng:
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành
Theo đó, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
Cùng với đó, trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định = tổng thu nhập tính thuế nhân x % doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, căn cứ tại Điều 22 Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp cần xác minh việc tuân thủ các điều kiện để hưởng ưu đãi thuế, số thuế được miễn, giảm và các điều kiện về trừ lỗ thuế. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện này, cơ quan thuế sẽ thực hiện truy thu thuế và áp dụng phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Cũng quy định tại khoản 6 Điều 18 Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành về ưu đãi đối với đầu tư mở rộng như sau:
Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng trong các lĩnh vực hoặc địa bàn được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định, họ có thể chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng, tương đương với dự án mới trên cùng địa bàn hoặc lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều kiện là dự án mở rộng phải thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế và phải tương đương với dự án đang hoạt động.
Dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động đạt từ 20 tỷ đồng đối với dự án mở rộng trong lĩnh vực được ưu đãi thuế theo
– Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
– Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kỹ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
Trong rường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của
3. Một số trường hợp khác đối với ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng:
Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư phát sinh doanh thu.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
Doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn năm 2009-2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá trình sản xuất, kinh doanh không thuộc dự án đầu tư mở rộng nêu trên thì phần thu nhập tăng thêm do việc đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên này cũng được hưởng ưu đãi thuế theo mức mà dự án đang áp dụng cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2014.
Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh), mua lại doanh nghiệp hoặc mua lại dự án đầu tư đang hoạt động.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư 2020
– Văn bản hợp nhất 66/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
THAM KHẢO THÊM: