Người bị nhiễm HIV là đối tượng được bảo vệ thông tin cá nhân mà pháp luật đã quy định. Vậy người có hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiết lộ thông tin người nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?
1.1. Có được tiết lộ thông tin người nhiễm HIV:
Điều 8 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất về Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã có quy định về những hành vi mà bị nghiêm cấm trong Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Điều này đã quy định những hành vi mà bị nghiêm cấm Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) bao gồm có:
– Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho những người khác.
– Đe dọa truyền HIV cho những người khác.
– Kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV.
– Cha, mẹ bỏ rơi con mà chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
– Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người bị nhiễm HIV
– Có tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật quy định về thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và tiếp cận thông tin người nhiễm HIV
– Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với những người không nhiễm HIV.
– Bắt buộc xét nghiệm HIV.
– Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể mà có HIV cho người khác.
– Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc có nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
– Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do có liên quan đến HIV/AIDS.
– Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc là thực hiện các hành vi trái pháp luật.
– Những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Người nào có hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Mức phạt khi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV:
Như đã phân tích ở mục trên, người nào có hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 19 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định xử phạt vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS, Điều này quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Không thực hiện việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng, về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS ở trên đài phát thanh, đài truyền hình và dung lượng, vị trí đăng ở trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật;
– Thu tiền đối với việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, trừ các trường hợp có hợp đồng với chương trình quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc là do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ;
– Tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi các thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo về kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, đồng thời người có hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó buộc xin lỗi trực tiếp người nhiễm HIV, các thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính các thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi mà người nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người bị nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai.
Ngoài ra, người có hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi mà chưa được sự đồng ý của người đó cũng sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Những người có thẩm quyền xử phạt người có hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV:
Căn cứ Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì những người nêu dưới đây có thẩm quyền xử phạt người có hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV và số tiền phạt tối đa được phạt:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền phạt tiền đến đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Thanh tra viên, người mà được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế đang thi hành công vụ: có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc về Sở Y tế: có thẩm quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế: có thẩm quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Chánh Thanh tra Bộ: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Cục trưởng Cục Quản lý dược: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành y tế cấp bộ: có thẩm quyền phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ: có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trưởng trạm, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân mà đang thi hành công vụ: có thẩm quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trưởng Công an cấp xã: có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trưởng đồn Công an: có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất: có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế: có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Thủy đội trưởng: có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh: có thẩm quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ: có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng: có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng: những người này có thẩm quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng: những người này có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ: có thẩm quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển: có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển: những người này có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển: có thẩm quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát: có thẩm quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam: những người này có thẩm quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
– Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam : có thẩm quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin người nhiễm HIV.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 33/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.