Việc xác định tài sản riêng, tài sản chung luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi khi vợ, chồng muốn ly hôn. Vậy theo quy định hiện nay thì tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? Bài viết dưới đây sẽ bàn vấn đề xác định tài sản riêng của vợ chồng.
Mục lục bài viết
1. Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?
Chào Luật sư: Tôi là Tuyết quê ở Hà Nam. Tôi muốn hỏi Luật sư câu hỏi như sau. Mong được giải đáp.
Tôi hiện nay đang được nghỉ thai sản khi sinh con thứ 3. Và tôi có nhận được một khoản tiền trợ cấp thai sản. Hiện nay, tôi và chồng lại gặp một số vấn đề và anh ta cứ một mặc bảo rằng tiền thai sản là tiền trong thời kỳ hôn nhân nên tôi phải đưa cho anh ta nửa để anh ta tiêu xài việc riêng. Tuy nhiên tôi không đồng ý về vấn đề này và cho rằng tiền thai sản là tiền riêng, tiền công sức của tôi có được. Vậy cho tôi hỏi, tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? Cảm ơn Luật sư.
Chào chị Tuyết, chúng tôi gửi đến chị câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
– Tài sản riêng của vợ, chồng trong đó gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được hưởng thừa kế riêng, tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Ngoài ra, tại Điều 11
– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
– Tài sản mà vợ, chồng xác lập về quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy, căn cứ từ những căn cứ pháp luật vừa nêu trên thì tài sản riêng của vợ chồng trong đó bao gồm tài sản mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản có mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng; tài sản được xác định hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng và phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung.
Trong khi đó, tiền thai sản đó là quyền lợi dành riêng cho lao động nữ sinh con hoặc lao động nam có vợ sinh con, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đáp ứng một số điều kiện nêu tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019.
Từ những quy định đã nêu trên thì có thể hiểu số tiền thai sản mà lao động nữ nhận được là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của người đó khi mang thai, không được gộp vào tài sản chung của vợ chồng.
2. Tiền thai sản mà người lao động có thể nhận được khi hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định về tiền thai sản nhận được như sau:
– Người lao động hưởng
+ Mức hưởng một tháng được xác định bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đối với trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 06 tháng thì
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này sẽ được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
+ Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được xác định từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì số tiền thai sản mà người lao động nhận được là bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
3. Những đối tượng người lao động nào được áp dụng chế độ thai sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Dẫn chiếu theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Người lao động làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn được xác định từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, viên chức, công chức;
– Công nhân công an, công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;hạ sĩ, sĩ quan, quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Theo đó, những đối tượng người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này được nêu trên thuộc đối tượng được áp dụng chế độ thai sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bổ sung 2019;
–
THAM KHẢO THÊM: