Hiện nay, theo quy định pháp luật thì thời gian nghỉ hè của giáo viên là 02 tháng. Vậy giáo viên có được hưởng lương và phụ cấp trong thời gian nghỉ hè kéo dài 02 tháng đó không?
Mục lục bài viết
1. Giáo viên vào thời gian nghỉ hè có được hưởng lương, phụ cấp không?
Thời gian nghỉ hè là khoảng thời gian mà cả học sinh, giáo viên được nghỉ ngơi sau suốt quá trình học tập và giảng dạy liên tục. Đối với giáo viên sẽ có thời gian nghỉ hè hằng năm là 02 tháng bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của
2. Các phụ cấp dành cho giáo viên hiện nay:
Hiện nay có 05 loại phụ cấp dành cho giáo viên.
2.1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên:
Các thầy (cô) giáo đang tham gia giảng dạy tại của cơ sở giáo dục được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và trực tiếp tổ chức quản lý; các trường học, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị- xã hội được nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để hoạt động thì sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề dành cho giáo viên.
2.2. Phụ cấp đặc thù với giáo viên là nghệ nhân:
Loại phụ cấp này chỉ đặc biệt dành cho giáo viên dạy tích hợp, giáo viên là người nắm và thực hành ở trình độ những hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật về di sản văn hóa phi vật thể đạt mức ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục được cơ quan nhà nước quyết định thành lập và quản lý hoạt động thì được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của pháp luật tại Điều 1 Nghị định 113/2015/NĐ-CP năm 2013. Tiền hưởng phụ cấp này sẽ được tính dựa theo số giờ dạy tích hợp, thực hành thực tế với mức tỷ lệ là 10% mức lương hiện tại được hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và cấp thâm niên vượt khung nếu có. Tiền hưởng phụ cấp đặc thù sẽ được hưởng cùng lúc với tiền lương nhận hằng tháng và tiền phụ cấp đặc thù sẽ không được tính để đóng bảo hiểm xã hội.
2.3. Phụ cấp cho giáo viên dạy học cho người khuyết tật:
Giáo viên dạy học cho học sinh, học viên khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp ưu đãi công việc theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP năm 2015 và Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
+ Phụ cấp theo trách nhiệm cho giáo viên dạy học sinh, học viên khuyết tật:
STT | Đối tượng giảng dạy | Hệ số | Mức phụ cấp |
1 | Dạy người khuyết tật trong lớp dành riêng cho học sinh, học viên khuyết tật. | 0.3 | 540.000 đồng |
2 | Dạy cho học sinh, học viên khuyết tật trong lớp hòa nhập. | 0.2 | 360.000 đồng |
+ Phụ cấp ưu đãi cho giáo viên dạy học sinh, học viên khuyết tật:
Đối tượng dạy học | Mức hưởng trợ cấp |
Dạy cho học sinh, học viên khuyết tật cho lớp dành riêng cho người khuyết tật. | |
Giáo viên chuyên trách | Mức hưởng phụ cấp sẽ được tính với công thức như sau:
|
Giáo viên không chuyên trách | Mức hưởng phụ cấp sẽ được tính với công thức như sau:
|
Dạy học sinh, học viên khuyết tật trong lớp hòa nhập. | |
Giáo viên không chuyên trách | Tính theo số giờ giảng dạy học sinh, học viên khuyết tật thực tế. |
Tương tự, phụ cấp theo trách nhiệm và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên dạy học sinh, học viên khuyết tật sẽ được trả cùng lúc với tiền lương hằng tháng và không được tính để đóng bảo hiểm xã hội.
2.4. Phụ cấp cho giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn:
Giáo viên đang làm việc, công tác giảng dạy ở các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa,Cụm Dịch vụ- Kinh tế- Khoa học- Kỹ thuật trên thềm lục địa phía Nam, các khu vực đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới thì được hưởng phụ cấp cho giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, căn cứ theo
Phụ cấp thu hút:
Giáo viên sẽ được nhận số tiền phụ cấp bằng 70% tiền lương hưởng hằng tháng hiện tại.
Công thức: Phụ cấp thu hút= 70%( tiền lương hưởng hằng tháng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung( nếu có))
Lưu ý: Mức hưởng phụ cấp thu hút sẽ tương ứng với thời gian làm việc thực tế không vượt quá thời gian 60 tháng ( 05 năm)
Phụ cấp công tác lâu năm:
Giáo viên công tác công tác lâu năm tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng mức phụ cấp theo quy định pháp luật tại Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
+ Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm thì mức hưởng phụ cấp là 0.5
+ Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm thì mức hưởng phụ cấp là 0.7
+ Từ đủ 15 năm trở lên thì mức hưởng phụ cấp là 1.0
Bên cạnh đó, tiền lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.
Tiền hưởng phụ cấp công tác lâu năm được tính dựa theo công thức sau đây:
Tiền phụ cấp công tác lâu năm được hưởng= Lương cơ sở * Mức phụ cấp được hưởng ( Tương ứng với thời gian công tác)
Thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn | Hệ số | Tiền phụ cấp công tác lâu năm được hưởng |
Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm | 0.5 | 900.000 đồng |
Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm | 0.7 | 1.260.000 đồng |
Đủ 15 năm trở lên | 1.0 | 1.800.000 đồng |
Trợ cấp lần đầu và chuyển vùng:
Giáo viên tại thời điểm bắt đầu công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn thì giáo viên sẽ được hưởng trợ cấp lần đâu bằng 10 tháng lương cơ sở. Thế nên số tiền phụ cấp lần đầu mà giáo viên được hưởng là: 10 tháng* 1.800.000 đồng= 18.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, nếu giáo viên có gia đình cùng nhau đi đến nơi công các có điều kiện đặc biệt khó khăn thì còn được nhận trợ cấp chi phí di chuyển, 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình( 21.600.000 đồng).
Tiền trợ cấp này chỉ được nhận duy nhất 01 lần trong suốt quá trình làm việc tại vùng có điều kiện khó khăn.
Phụ cấp lưu động:
Nếu giáo viên đang đảm nhận công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, thường xuyên di chuyển đến các thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn thì giáo viên đó sẽ được hưởng phụ cấp lưu động với hệ số là 0.2 so với lương cơ sở. Tức là 0.2* 1.800.000= 360.000 đồng/tháng.
Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số:
Bên cạnh các khoản phụ như phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, phụ cấp lần đầu, chuyển vùng và phụ cấp lưu động thì giáo viên còn được nhận phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn nhận dạy tiếng dân tộc thiểu số thì được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số với mức phụ cấp bằng 50% mức lương đang hưởng hiện tại cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung ( nếu có)
2.5. Phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định định về phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên như sau:
Công thức: Tiền phụ cấp thâm niên= Mức lương cơ sở* Mức phụ cấp thâm niên được hưởng* (hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh động, phụ cấp thâm niên (nếu có))
Trong đó:
+ Lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng
+ Hệ số phụ cấp thâm niên: thấp nhất là 5% khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 05 năm, từ năm thứ 06 trở lên thì mỗi năm được tăng thêm 1%.
Tiền phụ cấp thâm niên sẽ được nhận cùng lúc với tiền lương được hưởng hằng tháng và không tính để đóng bảo hiểm xã hội.
3. Tiêu chuẩn để trở thành giáo viên:
Muốn trở thành một giáo viên thì phải tuân thủ các quy định pháp luật tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 như sau:
+ Đối với giáo viên mầm non yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên
+ Phải có bằng cử nhân sư phạm tiểu học, trung học cơ sở và trung học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và các chứng chỉ sư phạm khác
+ Đối với giảng viên hướng dẫn nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ cần phải có bằng thạc sĩ
+ Đối với các giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trình độ tiêu chuẩn được đào tạo phải tuân thủ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành ngày 21/10/2009 quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
– Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 09/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
– Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
– Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/08/2017 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
– Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
– Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
– Luật Giáo dục 2019