Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Lao động

Tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác

  • 31/01/202331/01/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    31/01/2023
    Luật Lao động
    0

    Nhiều trường hợp do sự thay đổi nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc vì nhiều lý do khác để đảm bảo cho hoạt động, các doanh nghiệp sẽ thực hiện tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Vậy tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác được chi trả như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác:
      • 2 2. Quy định của pháp luật về điều chuyển người lao động là công việc khác so với hợp đồng lao động:
        • 2.1 2.1. Các trường hợp được điều chuyển người lao động làm công việc khác:
        • 2.2 2.2. Thời gian điều chuyển người lao động làm công việc khác:
      • 3 3. Điều chuyển người lao động làm công việc khác không đúng quy định bị phạt như thế nào?
      • 4 4. Người lao động tự ý nghỉ việc khi được điều chuyển công việc khác:

      1. Tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác:

      Căn cứ theo Khoản 3 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về lương của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động như sau: Nếu điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì được trả lương theo mức lương của công việc mới. Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì người lao động được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương mà người sử dụng lao động trả  cho người lao động khi điều chuyển họ sang công việc mới thì ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

      Theo đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay tính từ ngày 01/7/2022 được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

      Vùng Mức lương tối thiểu tháng

      (Đơn  vị: đồng/tháng)

      Mức lương tối thiểu giờ

      (Đơn vị: đồng/giờ)

      Vùng I 4.680.000 22.500
      Vùng II 4.160.000 20.000
      Vùng III 3.640.000 17.500
      Vùng IV 3.250.000 15.600

      Người lao động được người sử dụng lao động trả lương ngừng việc theo quy định nếu không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc.

      Lương ngừng việc được xác định là khoản tiền mà người sửu dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động không làm việc không do lỗi của họ theo quy định của pháp luật hoặc do hai bên thỏa thuận. Theo đó, tiền lương ngừng việc được xác định như sau:

      – Người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động nếu người lao động ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động.

      – Người lao động không được trả lương nếu việc ngừng việc do lỗi của họ, còn những người lao động khác trong cùng một đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương ngừng việc theo mức mà hai bên đã thỏa thuận với nhau tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

      – Nếu việc người lao động ngừng việc mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, hỏa hoạn, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

      + Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu trong trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc.

      + Tiền lương ngừng việc trong trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo rằng tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

      2. Quy định của pháp luật về điều chuyển người lao động là công việc khác so với hợp đồng lao động:

      2.1. Các trường hợp được điều chuyển người lao động làm công việc khác:

      Khi người sử dụng điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà hai bên đã  ký kết. Về nguyên tắc khi ký hợp đồng thì các bên phải thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết. Do đó, khi người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động làm công việc khác thì phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:

      Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động

      Một là, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm trong trường hợp công ty gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, sự cố điện, nước, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì người sử dụng lao động chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp này thì người sử dụng lao động phải có căn cứ chứng minh được hoàn cảnh, sự cố đó nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

      Hai là, người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu trong nội quy lao động, người sử dụng lao động không quy định người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh thì người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng căn cứ này để điều chuyển lao động.

      Như vậy, người lao động chỉ có trách nhiệm thực hiện công việc mà hợp đồng lao động đã ký kết với bên sử dụng lao động, trong trường hợp người lao động không được sắp xếp đúng công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với trường hợp thay đổi như cầu sản xuất, kinh doanh hoặc do hoàn cảnh khó khăn mà trong quy chế công ty có quy định về điều chuyển người lao động làm công việc khác thì công ty vẫn có quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác theo đúng căn cứ quy định của pháp luật. Trước khi điều chuyển công việc mới, người sử dụng lao động phải thông báo trước cho người lao động, trong trường hợp khi quyết định điều chuyển người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định của pháp luật.

      2.2. Thời gian điều chuyển người lao động làm công việc khác:

      Với những trường hợp được quy định như trên thì người sử dụng lao động mới được phép điều chuyển người lao động làm công việc khác, bản chất của việc này để người sử dụng lao động tạm thời có thời gian để tháo gỡ được tình hình khó khăn hiện tại và đồng thời không làm ảnh hưởng đến thu nhập, cuộc sống của người lao động.

      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 thì trường hợp phải thực hiện việc tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, trong văn bản thông báo phải nêu rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

      3. Điều chuyển người lao động làm công việc khác không đúng quy định bị phạt như thế nào?

      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP khi thực hiện không đúng trong hợp đồng lao động đối với việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết thì mức phạt như sau:

       + Đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không thực hiện việc thông báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động thì bị xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

      +  Đối với người sử dụng lao động có hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật thì Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

      Xem thêm: Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc? Người lao động có phải bồi thường không?

      Đồng thời người sử dụng lao động còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi vi phạm về việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với công việc giao kết trong hợp đồng lao động.

      4. Người lao động tự ý nghỉ việc khi được điều chuyển công việc khác:

      Trong các hợp đồng lao động các bên thỏa thuận với nhau về địa điểm làm việc là tại 01 địa chỉ cụ thể hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động hoặc có phụ lục hợp đồng bổ sung thỏa thuận này. Khi người sử dụng lao động muốn điều chuyển lao động làm việc nơi khác so với Hợp đồng lao động phải đạt được sự đồng ý của người lao động.

      Nếu người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động làm công việc khác thì phải thuộc các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019. Người sử dụng lao động không có quyền đương nhiên được điều chuyển người lao động đi làm việc nơi khác so với hợp đồng lao động.

      Trong trường hợp người sử dụng lao động được quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác theo đúng quy định của pháp luật, mà người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.

      Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

      – Bộ luật lao động năm 2019;

      – Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;

      – Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

      Xem thêm: Mẫu quyết định điều động nhân sự, điều chỉnh nhân sự mới nhất 2022

        Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển công tác, điều chuyển công tác mới nhất 2022

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Điều chuyển công việc khác

        Người lao động


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Làm thế nào khi người lao động đòi tăng lương, giảm giờ làm?

        Lương thưởng và thời gian làm việc là những vấn đề được người lao động ở các nước quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn trên phương diện toàn cầu hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, mức giá leo thang, thuế tăng nhưng mức lương thì lại không tăng. Nhiều nơi, người lao động kiến nghị đòi tăng lương, giảm giờ làm để giành lại quyền lợi cho mình. Vậy Làm thế nào khi người lao động đòi tăng lương, giảm giờ làm? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

        Khái niệm bảo vệ quyền nhân thân của người lao động là gì?

        Quyền nhân thân của người lao động là gì? Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động? Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động?

        Pháp luật và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

        Pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động? Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động?

        Người lao động là gì? Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động?

        Người lao động là gì? Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động? Quyền và nghĩa vụ của người lao động?

        Quy định pháp luật khi sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi

        Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc và điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi? Thẩm quyền và việc giao kết hợp đồng lao động để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc?

        Quyền của người lao động khi vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng?

        Quyền của người lao động khi vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng? Hết hạn hợp đồng lao động nhưng vẫn làm việc thì hợp đồng có giá trị không?

        Người lao động có được từ chối khi làm việc không đúng hợp đồng?

        Người lao động có được từ chối khi làm việc không đúng hợp đồng? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng do không đúng với công việc đã thoả thuận.

        Khi nào được điều chuyển lao động? Có được chuyển vị trí làm việc?

        Khi nào được điều chuyển lao động? Có được chuyển vị trí làm việc? Điều kiện và thủ tục để điều chuyển, chuyển lao động sang một vị trí khác với hợp đồng lao động?

        Mức lương tối thiểu vùng tăng, người lao động được hưởng lợi thế nào?

        Mức lương tối thiểu vùng tăng, người lao động được hưởng lợi thế nào? Mức lương tối thiểu vùng tăng thì quyền lợi của người lao động tăng theo như thế nào?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ