Trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức, người lao động và người sử dụng lao động lựa chọn giao kết hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận lồng ghép nội dung thử việc vào hợp đồng lao động chính. Vậy đối với người lao động thử việc thì tiền lương làm thêm giờ sẽ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiền lương đối với người lao động thử việc làm thêm giờ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
– Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, sau đó ghi nhận trong
– Nội dung chủ yếu của
– Người sử dụng lao động sẽ không được phép áp dụng quy định về thử việc đối với những người lao động giao kết
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về tiền lương thử việc. Theo đó, tiền lương của người lao động trong khoảng thời gian thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau, tuy nhiên tiền lương thử việc của người lao động phải bằng ít nhất 85% mức lương chính thức của công việc đó. Theo đó thì có thể nói, trong quá trình thử việc, người lao động vẫn sẽ được hưởng tiền lương.
Và trong thời gian thử việc, nếu người lao động thử việc có làm thêm giờ thì tiền lương làm thêm giờ của người lao động thử việc sẽ được tính căn cứ theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể như sau:
– Người lao động làm thêm giờ sẽ được trả lương dựa trên đơn giá tiền lương, hoặc dựa trên số tiền lương thực trả phù hợp với công việc mà họ đang làm. Cụ thể như sau:
+ Vào ngày thường thì người lao động làm thêm giờ sẽ được trả ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được trả ít nhất bằng 200%;
+ Vào những ngày nghỉ lễ, tết hoặc những ngày nghỉ có hưởng lương như người lao động vẫn đi làm thêm giờ thì người lao động đó sẽ được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày nghỉ lễ, tiền lương nghỉ tết, tiền lương trong những ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
– Người lao động làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật thì sẽ được trả ít nhất bằng 30% số tiền lương được tính dựa trên đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc mà người lao động đó làm việc trong ngày bình thường;
– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo phân tích nêu trên, người lao động còn được người sử dụng lao động trả thêm 20% tiền lương được tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương theo công việc mà người lao động đó làm vào ban đêm trong những ngày làm việc bình thường, hoặc trong những ngày nghỉ hằng tuần/những ngày nghỉ lễ/nghỉ tết;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề này.
Theo đó thì có thể nói, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc, nếu làm thêm giờ thì vẫn sẽ được trả lương căn cứ theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động năm 2019.
2. Cách tính tiền lương đối với người lao động thử việc làm thêm giờ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hướng dẫn cụ thể về cách tính tiền lương đối với người lao động thử việc làm thêm giờ. Cụ thể như sau:
Đối với người lao động thử việc làm việc và được hưởng lương theo thời gian, người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định căn cứ theo Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019, và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc ít nhất 200% hoặc ít nhất 300%. Cụ thể: – 150% nếu người lao động đó làm thêm vào ngày thường; – 200% nếu người lao động đó làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; – 300% nếu người lao động đó làm thêm vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ phép năm. | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó:
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | = | Tiền lương thực trả theo tháng | chia cho | Số giờ làm việc thực tế trong tháng (không tính số giờ làm thêm) |
Tuy nhiên cần phải lưu ý, tiền lương thực trả theo tháng sẽ không bao gồm các khoản sau:
– Tiền lương làm thêm giờ của người lao động;
– Tiền lương ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ phép năm của người lao động (theo Điều 113
– Tiền thưởng của người lao động;
– Phụ cấp (trong đó bao gồm các khoản như tiền ăn, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền nuôi con nhỏ, tiền giữ trẻ và tiền nhà ở);
– Các khoản hỗ trợ không liên quan đến công việc (trong đó bao gồm sinh nhật, bệnh nghề nghiệp, kết hôn …)
Như vậy, trong thời gian thử việc, người lao động làm thêm giờ sẽ được tính tiền lương làm thêm giờ theo tiền lương thử việc mà người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
3. Hướng xử lý khi công ty không trả tiền lương đối với người lao động thử việc làm thêm giờ:
Người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, vi phạm nguyên tắc trả lương. Người lao động khi đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, có thể thực hiện theo các cách thức như sau:
– Yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo của doanh nghiệp, yêu cầu công ty giải quyết tiền lương theo đúng quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp đã yêu cầu lên ban lãnh đạo của công ty nhưng vẫn bị công ty từ chối nghĩa vụ giải quyết tiền lương, hoặc công ty đã trả lời về vấn đề yêu cầu của người lao động tư nhân người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty, thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội nơi công ty đó đặt trụ sở để được giải quyết theo quy định của pháp luật, theo Điều 15 của
– Người lao động có thể gọi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi của người sử dụng lao động xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của mình thì người lao động là người bị xâm phạm có thể gọi kiện đến tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật. Hoặc trong trường hợp người lao động không đồng tình với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội, hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại tuy nhiên vẫn không được giải quyết, người lao động có quyền khởi kiện đến toà án có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.