Tiền lương đối với người lao động là người giúp việc gia đình được quy định cụ thể tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP.
Tiền lương đối với người lao động là người giúp việc gia đình được quy định cụ thể tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP. Theo đó, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định: “ Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao đông nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại,hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động như sau:
– Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng I.
– Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng II.
– Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng III.
– Mức 2.150.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng IV.
Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP.
Hình thức trả lương và thời hạn trả lương do hai bên thỏa thuận. Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động mở tài khoản ngân hàng. Khi đó, các loại phí liên quan đến mở, duy trì tài khoản do hai bên thỏa thuận. Người sử dụng lao động không được thu phí chuyển khoản tiền lương vào tài khoản của người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết,ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao động phải trả tiền làm thêm giờ theo quy định của Bộ Luật lao động.
Theo đó, Điều 97 Bộ luật lao động quy định:
Xem thêm: Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”.
Về tiền lương khi người lao động phải ngừng việc được quy định tại Điều 16 Nghị định 27/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc mà không do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, Điều 17 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định thêm về việc khấu trừ tiền lương như sau:
“1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động theo nội dung của hợp đồng lao động.
2.
3. Khi khấu trừ tiền lương người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết”.
Xem thêm: Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc? Người lao động có phải bồi thường không?